1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Nông nghiệp
- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.
+ Đàn bò năm 2002 là 1008,6 nghìn con.
+ Ngư nghiệp: chiếm 27,4% thủy sản khai thác của cả nước (2002); các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.
+ Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Khó khăn:
+ Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.
=> Nguyên nhận: do diện tích đất hẹp, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.
- Biện pháp:
+ Trồng rừng phòng hộ.
+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất - sinh hoạt.
b) Công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao.
- Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng:
+ Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
+ Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).
+ Thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2 trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp.
c) Dịch vụ
- Giao thông vận tải:
+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động.
+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng và quần thể di sản văn hóa (bãi biển Non Nước, Nha Trang, Mũi Né..; phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn).
2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.