Đề bài
Câu 1: Người ta thường dùng cát( SiO2) làm khuân đúc kim loại. Để làm sạch những hạt cát trên mặt vật dụng sau khi đúc có thể dùng dung dịch nào sau đây.
A. dd HF
B. dd HCl
C. dd H2SO4
D. dd NaOH loãng
Câu 2: Natri silicat có thể được điều chế bằng cách
A. đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
B. cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
C. cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.
D. cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
Câu 3: Các chất tác dụng được với SiO2 (ở điều kiện thích hợp) là
A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH.
B. CO2, H2SO4, CaO, NaOH.
C. H2SO4, NaOH, CaO, H2O.
D. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO.
Câu 4: Cho dãy các tính chất vật lí sau:
(1) ở thể rắn.
(2) dễ nóng chảy.
(3) dẫn điện kém.
(4) có ánh kim.
Tính chất vật lí của Si là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam SiO2 cần dùng vừa hết m gam dd HF 25%, sau phản ứng thu được dd X. Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 12,8.
D. 4,5.
Câu 6: Một loại thủy tinh chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 (theo khối lượng). Công thức của thủy tinh được biểu diễn dưới dạng các oxit là
A. K2O.6CaO.2SiO2.
B. K2O.2CaO.6SiO2.
C. 2K2O.2CaO.6SiO2.
D. K2O.CaO.6SiO2.
Câu 7:
Câu 7: Cho các nhận định sau:
(1) Đồ gốm gồm: gạch ngói, gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ.
(2) Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp là giai đoạn thứ nhất trong công đoạn sản xuất đồ gốm sứ.
(3) Sản xuất xi măng dùng nhiệt độ 1400 – 1500oC.
(4) Nguyên liệu chính sản xuất thủy tinh là cát trắng, đá vôi và sôđa.
Nhận định đúng là
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 8: Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%?
A. 26,61 kg.
B. 29,57 kg.
C. 20,56 kg.
D. 24,45 kg.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Dd axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt hòa tan được SiO2
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
D sai vì SiO2 tan được trong dd kiềm nóng chảy chứ rất khó tan trong dd NaOH loãng
Đáp án A
Câu 2:
Theo SGK thì natri silicat có thể được tạo thành bằng cách đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
SiO2 + 2NaOHđặc \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2SiO3 + H2O
Đáp án A
Câu 3:
SiO2 + 2NaOHđặc \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2SiO3 + H2O
Na2CO3 + SiO2 → Na2SiO3 + CO2↑
K2O + SiO2 → K2SiO3
CaO + SiO2 → CaSiO3
Đáp án D
Câu 4:
Theo kiến thức SGK thì tính chất vật lí của Si là: rắn, dẫn điện kém, có ánh kim.
Đáp án D
Câu 5:
SiO2 + 4 HF → SiF4 + 2 H2O
0,04 → 0,16 (mol)
⟹ \({m_{dd}} = \dfrac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }} = \dfrac{{0,16.20.100\% }}{{25\% }}\) = 12,8 g.
Đáp án C
Câu 6:
\({n_{{K_2}O}}:{n_{CaO}}:{n_{Si{O_2}}} = \dfrac{{\% {m_{{K_2}O}}}}{{{M_{{K_2}O}}}}:\;\dfrac{{\% {m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}}:\dfrac{{\% {m_{Si{O_2}}}}}{{{M_{Si{O_2}}}}}\) = \(\dfrac{{18,43}}{{94}}:\dfrac{{10,98}}{{56}}:\dfrac{{70,59}}{{60}}\) = 0,196 : 0,196 : 1,1765 = 1:1:6
⟹ Thành phần của thủy tinh: K2O.CaO.6SiO2
Đáp án D
Câu 7:
Theo kiến thức SGK
(1), (3), (4) đúng.
(2) sai vì nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp là giai đoạn thứ hai trong công đoạn sản xuất đồ gốm sứ.
Đáp án C
Câu 8:
6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2
106 gam → 478 gam
mNa2CO3 120 kg
=> \({m_{N{a_2}C{O_3}}}\)lí thuyết = \(\frac{{106.120}}{{478}} = 26,611\,kg\)
=> \({m_{N{a_2}C{O_3}}}\)thực tế = \(\frac{{26,611.100\% }}{{H\% }} = \frac{{26,611.100\% }}{{90\% }} = 29,57\,kg\)
Đáp án B
soanvan.me