I. Một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên
1.Một số dụng cụ đo
- Dụng cụ đo chiều dài: Thước cuộn, thước kẻ thẳng, thước dây.
- Dụng cụ đo khối lượng: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet.
- Dụng cụ đo thời gian: Đồng hồ bấm giây điện tử, đồ hồ bấm giây, đồng hồ treo tường.
- Dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu.
2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Ước lượng thể tích của chất lỏng cần lấy hoặc cần đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp:
+ Lấy một lượng nhỏ: Ống hút nhỏ giọt, ống pipet,...
+ Lấy và chứa một lượng lớn: cốc đong, ống đong, bình tam giác,…
- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học
- Cách sử dụng kính lúp: Đặt mặt kính gần mẫu vật, điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát đến khi nhìn rõ vật.
- Cách sử dụng kính hiển vi quang học:
+ Bước 1: Cố định tiêu bản trên bàn kính bằng cách kẹp tiêu bản vào đúng khoảng sáng.
+ Bước 2: Xoay đĩa quay gắn vật kính để chọn vật kính phù hợp.
+ Bước 3: Quan sát tiêu bản qua thị kính.
+ Bước 4: Xoay núm di chuyển tiêu bản để đưa tiêu bản vào vị trí quan sát.
+ Bước 5: Xoay núm điều chỉnh thô để tiêu bản về gần vật kính.
+ Bước 6: Xoay núm điều chỉnh độ sáng của đèn để có ánh sáng vừa phải.
+ Bước 7: Xoay núm điều chỉnh thô từ từ để tiêu bản di chuyển ra xa khỏi vật kính đến khi nhìn thấy tiêu bản.
+ Bước 8: Xoay núm điều chỉnh tinh để nhìn rõ tiêu bản.
II. Quy định an toàn trong phòng thực hành
1. Quy định an toàn trong phòng thực hành
Trong phòng thực hành có nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi dùng lửa, hóa chất, dụng cụ thủy tinh dễ vỡ. Do đó cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.
2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
soanvan.me