I - SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ, NHIỆT, ĐIỆN
1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng
a) Thí nghiệm
C1.
Từ A đến C:..............
Từ C đến B:..............
Lời giải chi tiết:
Từ A đến C: Thế năng của hòn bi giảm dần; động năng tăng dần.
Từ C đến B: Động năng giảm dần; thế năng tăng dần.
C2.
Thế năng của viên bi ở A ...... thế năng của viên bi ở B.
Lời giải chi tiết:
Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B.
C3.
Năng lượng của viên bi ...................
Dạng năng lượng mới xuất hiện là: .........................
b) Kết luận 1. Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có ......................
Lời giải chi tiết:
Năng lượng của viên bi không thể lớn hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu.
Dạng năng lượng mới xuất hiện là: nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
b) Kết luận 1. Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hoá thành nhiệt năng.
2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng
C4.
Trong máy phát điện, năng lượng đã biến đổi từ ........ thành..........
Trong động cơ điện, năng lượng đã biến đổi từ dạng ......... thành ...........
Lời giải chi tiết:
Trong máy phát điện, năng lượng đã biến đổi từ cơ năng thành điện năng.
Trong động cơ điện, năng lượng đã biến đổi từ dạng điện năng thành cơ năng.
C5.
Thế năng ban đầu cung cấp cho quả nặng A ....... thế năng mà quả nặng B thu được.
Kết luận 2. Trong động cơ điện, .............
Trong máy phát điện,...................
Phần năng lượng hữu ích thu được ...................
Lời giải chi tiết:
Thế năng ban đầu cung cấp cho quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả nặng B thu được.
Kết luận 2. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hoá thành cơ năng.
Trong máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hoá thành điện năng.
Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã biến thành dạng năng lượng khác.
soanvan.me