Đề bài

Hoàn thành mục II - Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp và mục III - Vận dụng

Lời giải chi tiết

II - CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT NHỎ QUA KÍNH LÚP

1. Kết quả quan sát một vật qua kính:

Khoảng cách từ vật đến kính: \(d = 5 cm\)

Tiêu cự của kính: \(f = 10cm\)

So sánh d và f: \(d < f\)

Vẽ ảnh của vật qua kính lúp (hình 50.1):

hình 50.1 - bài 50 trang 139 VBT vật lí 9

C3:

Qua kính lúp có ảnh ảo, to hơn vật.

C4:

Muốn có ảnh như ở câu C3, thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự).

2. Kết luận

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật

Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.

III - VẬN DỤNG

C5:

Kính lúp được sử dụng trong các công việc:

- Đọc những chữ viết nhỏ.

- Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (như các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá cây...).

- Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ như các chi tiết trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh...).

Số bội giác của kính lúp đưa ra khảo sát: \(G = 2x\)

Tiêu cự của kính lúp đó mà em đo được: \(f = 12,5cm\)

Tích số: \(G.f = 12,5.2 = 25\)

soanvan.me