Đề bài
Hoàn thành mục II - Tác dụng sinh học của ánh sáng và mục III - Tác dụng quang điện của ánh sáng.
Lời giải chi tiết
II - TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA ÁNH SÁNG
+ Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
+ Trong các tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
C4:
Các cây cối thường ngã hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời để thực hiện quang hợp hiệu quả hơn.
C5:
Cho trẻ nhỏ tắm nắng sẽ tốt cho sức khỏe. Vì ánh sáng mặt trời có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D, ngăn ngừa bị còi xương.
III - TÁC DỤNG QUANG ĐIỆN CỦA ÁNH SÁNG
1 - Pin mặt trời
Pin mặt trời (pin quang điện) là một nguồn điện. Nó có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
C6:
Ví dụ về một vài dụng cụ chạy pin mặt trời:
+ Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy bay...
+ Pin mặt trời là những tấm bán dẫn điện như Silic (Si), germani (Ge).., có thể rất nhỏ, cũng có thể có rất lớn..Khi được chiếu sáng pin có khả năng biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng qua việc làm giải phóng nhiều điện tử trong lòng chất bán dẫn và cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị sử dụng điện bên ngoài.
C7:
+ Điều kiện để cho pin phát điện: phải chiếu ánh sáng vào pin.
+ Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không ? nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể.
+ Có phải tác dụng nhiệt của ánh sáng làm cho pin hoạt động hay không ?
Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể. Do đó, pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng
2 - Tác dụng quang điện của ánh sáng
+ Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện.
+ Trong pin, có sự biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
+ Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là: tác dụng quang điện.
soanvan.me