1. Nồng độ phần trăm của dung dịch (kí hiệu là C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\%  = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)

Trong đó: mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam

                 mddlà khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam

Khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi

Thí dụ 1: Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch

mdd = 15+ 45 = 60 gam; \(C\%  = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\%  = \dfrac{{15}}{{60}}.100\%  = 25\% \)

Thí dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 14%

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{\rm{dd}}}}.\,\,C\% }}{{100\% }} = \dfrac{{150.\,\,14}}{{100\% }} = 21\,\,gam\)

Thí dụ 3: Hòa tan 50 gam đường vào nước được dung dịch đường 25%

a) Tính khố lượng dung dịch đường pha chế được

\({{\rm{m}}_{{\rm{dd}}}}{\rm{ = }}\dfrac{{100.\,\,50}}{{25}} = 200\,\,gam\)

b) Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế:

mdm= 200- 50 = 150 gam

2. Nồng độ mol của dung dịch (kí hiệu là CM) cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:

\({C_M} = \dfrac{n}{V}(mol/l)\)

Trong đó: n là số mol chất tan; V là thể tích dung dịch biểu thị bằng lít

Thí dụ 1: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch

- Số mol chất tan: nCuSO4 = 16:160 = 0,1 mol

- Nồng độ mol của dung dịch là : CM = 0,1 : 0,2 = 0,5 mol

Thí dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn

- Số mol đường có trong dung dịch 1: n1= 0,5. 2= 1 mol

- Số mol đường có trong dung dịch 2: n2= 1. 3 = 3 mol

- Thể tích của dung dịch sau khi trộn: V = 2+3= 5 lít

- Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn: CM= (3+1): 5 = 0,8 M

soanvan.me