II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

-  Chính sách phát triển:

+ Chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ.

+ Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học kĩ thuật.

-  Thành tựu:

+ Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.

+ Cơ cấu:

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: chế tạo máy, điện tử,…

Duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: hóa dầu, luyện kim,…

- Phân bố:

Tập trung chủ yếu ở miền Đông, các thành phố lớn:

+ Công nghiệp hiện đại phân bố ở các trung tâm công nghiệp.

+ Công nghiệp truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là các vùng nông thôn.

2. Nông nghiệp

- Chính sách phát triển:

+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

+ Cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi.

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Miễn thuế nông nghiệp.

-  Thành tựu

+ Sản lượng nông sản tăng, nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới về sản lượng: lương thực, bông, thịt lợn.

+ Cơ cấu:

Trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi

Trồng trọt: Cây lương thực chiếm chủ yếu. Một số sản phẩm có thể kể đến như lúa gạo, lúa mì, ngô, mía, chè,…

Chăn nuôi: lợn, cừu, bò

-  Phân bố:

+ Các đồng bằng là các vùng nông nghiệp trù phú.

+ Trồng trọt :

Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng phía đông:

Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc: trồng lúa mì, ngô, củ cải đường

Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

+ Chăn nuôi:

Miền Đông: bò, lợn

Miền Tây: cừu, dê

soanvan.me