1. Hình ảnh người đi trên đường cát:

- Tả thực: Đi trên cát rất khó nhọc vì mỗi bước tới làm cát lún và trụt lại nên bước đi cứ bị giật lùi một phần: Đi một bước như lùi một bước. Do vậy sức lực bỏ ra rất nhiều mà đoạn đường đi chẳng được là bao, cảm giác như con đường dài không dứt: Bãi cát dài, lại bãi cát dài (Thực ra là con đường cát chứ không phải là bãi cát).

   Lộ trình như còn mãi khi mặt trời đã lặn mà vẫn còn đi. Thời gian đã hết mà không gian vẫn còn diệu vợi, còn bao nhiêu đèo non, bao sông suối phải vượt qua. Hành trình của người đi bộ thật khó nhọc. Không phải người bộ hành không bền chí mà vấn đề cái đích đến chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp.

- Tượng trưng: Đây là con đường đi thi, cũng là con đường khoa cử, danh lợi. Nhà thơ ta thán con đường này nhưng buộc phải theo đuổi nó vì trong xã hội phong kiến dường như đây là con dường duy nhất để tiến thân, để tự khẳng định mình. Do đó giọng thơ có gì uất nghẹn ở bên trong. Nhà thơ không thích, không muốn đi trên “con đường” này.

2. Thái độ chán ghét danh lợi:

  Xưa nay phường danh lợi,

Bôn tẩu trên đường đời.

              Gió thổi hai men trong quán rượu,

            Say cả hỏi tỉnh được mấy người!

- Hình ảnh mọi người đổ xô đến quán thưởng thức rượu ngon rồi say cả là cảnh thường thấy trên đường đi.

- Đây cũng là hình ảnh có tính chất tượng trưng cho cái quán công danh và mùi danh lợi thường có ma lực quyến rũ người đời. Người tầm thường không ai tránh khỏi. Tác giả sự chán ngán. Ít ai có đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự cám dỗ ấy. Mấy ai có “sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế'’ (A. Lin-côn). Bèn trong thái độ chán ghét danh lợi là nhu cầu giải thoát, là ấp ủ một dự định cao xa: tìm ra con đường đi cho riêng mình.

3. Khát vọng của nhà thơ.

- Nhà thơ trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: kẹt giữa bãi cát dài:

Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng,

Đường phẳng mờ mịt, đường hiểm vô cùng!

   Hình ảnh núi bắc, sông nam chắn lối làm cho con đường đi càng thêm hiểm trở. Con đường công danh càng thêm hiểm ác.

- Nhà thơ còn lại một mình trên con đường vạn dặm đầy chông gai. Nghĩa là nhà thơ đã tách ra khỏi đám đông, từ bỏ lối học khoa cử, nhưng sẽ đi tiếp trên con đường nào?

Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?

   Câu hỏi tu từ đã thôi thúc nhà thơ đi tìm con đường cho riêng mình. Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Lỗ Tấn).

   Bài thơ kết thúc mà câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Sau này nhà thơ tham gia khởi nghĩa chống triều đình là một cảu trả lời.

III. Kết luận.

   Bài thơ tả thực nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng và mang tính triết lí. Qua con đường đi thi nhà thơ bàn đến con đường đời của con người thời đại phong kiến bị chế độ khoa cử danh lợi phù phiếm đương thời vây riết khiến thui chột bao tài năng. Từ đó mà nhà thơ khát vọng mở ra một con đường mới để xây dựng một cuộc sống giàu ý nghĩa.

   Bài thơ thể hiện con người cá nhân thức tỉnh là điểm mới trong văn chương trung đại.

   Thi liệu thơ hiện đại vì bắt nguồn từ đời sống mà không phải dùng điển cố, điển tích như thường thấy trong văn chương thời kì này.

soanvan.me