Phương pháp
Hệ thức định luật Ôm:
\(I = \dfrac{U}{R}\)
Trong đó:
+ R: điện trở \(\left( \Omega \right)\)
+ U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
- Từ hệ thức định luật Ôm, suy ra:
+ Điện trở: \(R = \dfrac{U}{I}\)
+ Hiệu điện thế: \(U = I.R\)
* Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế:
Thiết lập mạch điện như hình vẽ:
- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở R để do cường độ dòng điện IR qua điện trở.
- Mắc vôn kế song song với điện trở R để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu điện trở.
- Tính \(\frac{{{U_R}}}{{{I_R}}}\) ta xác định được giá trị R cần tìm.
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Một dây dẫn có điện trở \(50\Omega \) chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300m A. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
Hướng dẫn giải
Ta có: 300 mA = 0,3 A
Từ hệ thức định luật Ôm, ta suy ra:
\(U = I.R = 0,3.50 = 15V\)
Bài 2: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2 A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Từ hệ thức định luật Ôm, ta suy ra:
Điện trở của bóng đèn:
\(R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{12}}{{1,2}} = 10\Omega \)
Khi cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A, tức cường độ dòng điện \(I' = 1,2 + 0,3 = 1,5{\rm{A}}\) suy ra hiệu điện thế lúc này là:
\(U' = 1,5.10 = 15V > U\)
=> \(U' - U = 15 - 12 = 3V\)
Vậy muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn phải tăng thêm 3V.
soanvan.me