Dạng 1
Bài tập lý thuyết về muối
* Một số lưu ý cần nhớ
Tính chất hóa học của muối 1. Tác dụng với kim loại Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ 2. Tác dụng với axit Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới. Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ 3. Tác dụng với dung dịch muối Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓ 4. Tác dụng với dung dịch bazơ Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓ 5. Phản ứng phân hủy muối Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,… \(CaCO_3\) \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CaO + CO2 Phản ứng trao đổi trong dung dịch 1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?
A. AgNO3
B. HCl
C. HNO3
D. NaNO3
Hướng dẫn giải chi tiết:
Điều kiện để muối phản ứng được với dd axit hay muối khác là: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi ; hoặc axit tạo thành yếu hơn axit tham gia phản ứng.
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓
Đáp án A
Ví dụ 2: Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
A. CO2, NaOH, H2SO4, Fe
B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al
C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4
D. NaOH, BaCl2, Fe, Al
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dung dịch CuSO4 phản ứng được với: NaOH, BaCl2, Fe, Al
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 ↓
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
3CuSO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3Cu
Đáp án D
Dạng 2
* Một số lưu ý cần nhớ
Axit + muối Muối mới => Muối mới + axit mới Sản phẩm sau phản ứng phải có ít 1 chất là : chất kết tủa, chất khí hoặc nước. VD: HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của a là
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol\)
Theo phương trình hóa học: \({n_{N{a_2}C{O_3}}} = n{_{C{O_2}}} = 0,15\,\,mol\)
\(= > a = {m_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,15\,.106 = 15,9\,gam\)
Ví dụ 2: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({m_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{200.10,6}}{{100}} = 21,2\,\,gam\,\, = > \,\,{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,2\,\,mol\)
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
0,2 mol → 0,2 mol
\(= > {m_{C{O_2}}} = 0,2.44 = 8,8\,gam\)
Dạng 3
Bài toán về dung dịch bazo tác dụng với dung dịch muối
* Một số lưu ý cần nhớ
Dung dịch bazo + Dung dịch muối => Muối mới + Bazo mới Điều kiện để xảy ra phản ứng là: + Chất tham gia phản ứng phải là chất tan + Sản phẩm phải có ít nhất 1 trong các loại chất sau: chất kết tủa, chất khí, hoặc nước. |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình hóa học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4
Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \frac{{0,1}}{1}\,\, < \,\,\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = \frac{{0,3}}{2} = 0,15\)
=> CuSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư => phản ứng tính theo CuSO4
Ta có: \({n_{Cu{{(OH)}_2}}} = {n_{CuS{O_4}}} = 0,1\,\,mol\)
Nung chất rắn đến khối lượng không đổi:
Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CuO + H2O
0,1 mol → 0,1 mol
=> mCuO = 0,1.80 = 8 gam
Ví dụ 2: Cho 200g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a/ Tính thể tích khí A (đktc)
b/ Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam rắn?
c/ Tính nồng độ % của các chất trong C.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a/ Khí A là NH3 có thể tích là 2,24 lit
b/ Khối lượng BaSO4 = 0,1125 . 233 = 26,2g và mCuO = 0,0625 . 80 = 5g
c/ Khối lượng Ba(OH)2 dư = 0,0875 . 171 = 14,96g
mdd = Tổng khối lượng các chất đem trộn - mkết tủa - mkhí
mdd = 500 + 200 – 26,21 – 6,12 – 1,7 = 666g
Nồng độ % của dung dịch Ba(OH)2 = 2,25%
Dạng 4
Bài toán về phản ứng giữa các dung dịch muối
* Một số lưu ý cần nhớ
Dung dịch muối 1 + Dung dịch muối 2 => 2 muối mới Điều kiện để phản ứng có thể xảy ra được là: + Chất tham gia phản ứng phải tan + Sản phẩm phải có ít nhất 1 chất là: Chất kết tủa, chất khí hoặc nước |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{NaCl}} = 0,5.2 = 1\,\,mol;\,\,{n_{AgN{O_3}}} = 0,6.2 = 1,2\,\,mol\)
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaCl}}}}{1} = 1\,\, < \,\,\frac{{{n_{AgN{O_3}}}}}{1} = 1,2\) => NaCl hết, AgNO3 dư
=> phản ứng tính theo NaCl
Theo phương trình: \({n_{AgCl}} = {n_{NaCl}} = 1\,\,mol\,\, = > \,\,{m_{AgCl}} = 143,5\,\,gam\)
Dạng 5
Bài toán nhiệt phân muối
* Một số lưu ý cần nhớ
Một số muối có khả năng bị nhiệt phân khi gặp nhiệt độ cao VD: KNO3 → KNO2 + ½ O2 CaCO3 → CaO + CO2 |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng muối KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy. Để điều chế 1,12 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng muối cần dùng là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,\,mol\)
PTHH: 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KNO2 + O2
Theo phương trình:
\({n_{KN{O_3}}} = 2.{n_{{O_2}}} = 0,1\,\,mol\, = > {m_{KN{O_3}}} = 0,1.101 = 10,1\,\,gam\)
Ví dụ 2: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol\)
Gọi số mol của CaCO3 và MgCO3 lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp = 100x + 84y = 14,2 (1)
Phương trình hóa học:
CaCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CaO + CO2
x mol → x mol
MgCO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) MgO + CO2
y mol → y mol
\( = > {n_{C{O_2}}} = x + y = 0,15\,\,mol\,\,(2)\)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,05 mol
\(= > \% {m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = \frac{{100.0,1}}{{14,2}}.100\% = 70,42\% ;\,\,\% {m_{MgC{O_3}}} = 29,58\% \)
soanvan.me