Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

- Sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật và nguyên nhân phát triển của Mĩ.

- Tình hình chính trị - xã hội nước Mĩ giai đoạn 1945 - 1973.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ.

- Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.



Mục 1

1. Kinh tế:

- Sau CTTG II, kinh tế Mĩ phát triển mạnh:

+ Công nghiệp: chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Nông nghiệp: bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Mục 2

2. Khoa học - kỹ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại:

+ Đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động).

+ Vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp) năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch).

+ Sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, …

+ Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

Trung tâm hàng không vũ trụ Kennơđi

Video tư liệu về lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng


Mục 3

3. Về chính trị - xã hội

- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...

- Tuy nhiên, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...

Mục 4

4. Về đối ngoại:

- Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu:

+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

- Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cuba, Trung Đông…).

- Tháng 2 – 1972, Tổng thống Ních xơn thăm Trung Quốc à Năm 1979, thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

- Tháng 5/1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô.

=> Thực hiện chiến lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

Mục 5

5. Mở rộng: Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

* Từ 1945 - 1954:

- Từ năm 1950, Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại và viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.

- Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương: Viện trợ cho Pháp để kéo dài chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 12 - 1950 lập phái đoàn cố vấn quân sự Mĩ (MAAG). Năm 1953, Mĩ viện trợ 80% chiến phí cho Pháp, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava.

- Trì hoãn kéo dài hội nghị Giơ-ne-vơ (1954), không ký vào văn bản hiệp định Giơ-ne-vơ.

* Từ 1954 đến 1975:

- Từ 1954, Mĩ hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ:

- Thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam: “chiến tranh đơn phương” (1954 - 1960); “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965); “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968); chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" (1969 - 1973).

- Ngày 27 - 1 - 1973, Mĩ ký hiệp định Pari công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết rút hết quân Mĩ về nước.

- Từ 1973 - 1975, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, thực chất là tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ.

Quang cảnh lễ kí kết Hiệp đinh Pari (1973)

* Kết quả:

- Tất cả các âm mưu chiến lược của Mĩ đều thất bại, quân đội Mĩ phải rút về nước.

- Bằng thắng lợi của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mĩ, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Ngày nay, chính sách đối ngoại của Đảng ta là “bạn của tất cả các nước”. Với Mĩ, ta chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”; Ngày 10 - 12 - 2001, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì chính thức có hiệu lực, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng cho cả hai nước.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy về nước Mỹ