Mục 1
1. Tình hình kinh tế
- Năm 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suy thoái.
+ Nông nghiệp: lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.
+ Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
Mục 2
2. Tình hình xã hội
- Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
+ Công nhân: bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi
+ Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, bị bần cùng hóa.
+ Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.
- Xã hội Việt Nam tồn tại: hai mâu thuẫn cơ bản là:
+ Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp (cơ bản).
+ Nông dân >< địa chủ phong kiến.
=> Cuối thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.
- Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.
ND chính
- Trong những năm 1929 - 1933, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Cũng trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái, khiến cho tình hình xã hội vô cùng căng thẳng. => Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Việt Nam trong những năm 1929-1933
soanvan.me