Mục 1
1. Mác và Ăng-ghen
* C. Mác:
- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ (Đức).
- Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với các báo có khuynh hướng cách mạng. Bị trục xuất khỏi Đức, năm 1843 Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
- Trong những bài viết của mình, Mác kết luận: Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
* Ăng-ghen:
- Phri-đrích Ăng-ghen sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có, hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản, ông tỏ ra khinh ghét chúng.
- Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.
Mục 2
2. "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
- Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là "Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”.
- Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của Đồng minh. Tháng 2 - 1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Trang bìa của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
Mục 3
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
* Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870:
- Ở Pháp:
+ Ngày 23/06/1848: công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa, dựng chiến lũy và chiến đấu anh dũng trong bốn ngày.
- Ở Đức:
+ Công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.
* Quốc tế thứ nhất:
- Hoàn cảnh ra đời:
Sau cách mạng năm 1848 – 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Thành lập và hoạt động:
+ 28/09/1864, với sự tham gia của Mác. Mác được cử vào ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất.
+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước.
ND chính
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: - Mác và Ăng-ghen. - "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". - Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất. |
Sơ đồ tư duy phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
soanvan.me