Mục 1
1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 -1789 đến ngày 10 - 8 - 1792)
Cách mạng thắng lợi ở Pa-ri và nhanh chóng lan rộng khắp nước. Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền, nhưng Lu-i XVI vẫn được giữ ngôi vua, mặc dù không có quyền hành gì.
- Sự kiện chính:
+ Tháng 8/1789, thông qua “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.
+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
+ Tháng 4 - 1792, hai nước Áo - Phổ liên minh với nhau, cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng. Tháng 8 - 1792, 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.
+ Trước tình hình "Tổ quốc lâm nguy", ngày 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
* Nội dung Tuyên ngôn có một số điều sau:
- Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng.
- Đều có những quyền được hưởng: quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.
- Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.
Mục 2
2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793)
- Thời gian: 21/9/1792 - 2/6/1793.
- Lực lượng cầm quyền: phái Gi-rông-đanh (Tư sản công thương).
- Sự kiện:
+ Tháng 9/1792, Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập nền Cộng hòa.
+ Ngày 21/1/1793, vua Lu-I XVI bị xử tử.
+ Tháng 6/1793, nhân dân đứng lên lật đổ phái Gi-rông-đanh.
Mục 3
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2 - 6 - 1793 đến ngày 27 - 7 - 1794)
- Thời gian: 2/6/1793 – 27/7/1794
- Lực lượng cầm quyền: pháp Gia-cô-banh.
- Những việc làm:
+ Lập Ủy ban cứu quốc, Rô-pe-spie đứng đầu.
Rô-be-spi-e
+ Tịch thu ruộng đất của thế lực phong kiến đem chia cho dân.
+ Trưng thu lúa mì bán cho dân.
+ Ban hành luật giá tối đa, luật tương tối đa.
- Ngày 27/7/1794, phái Gia-cô-banh bị lật đổ.
=> Cách mạng Pháp kết thúc.
Mục 4
4. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
a. Đối với nước Pháp
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.
- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.
=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.
b. Đối với thế giới
- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.
* Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không xóa bỏ triệt để áp bức…
ND chính
Tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp: - Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 -1789 đến ngày 10 - 8 - 1792) - Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793) - Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2 - 6 - 1793 đến ngày 27 - 7 - 1794) - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
|
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Sự phát triển của cách mạng
soanvan.me