Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

MB1

       Nếu có ai hỏi rằng liệu ai là người đặc biệt nhất trên thi đàn văn học Việt Nam thì có lẽ chúng ta có thể nói ngay được rằng đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông đặc biệt bởi lối thơ văn với phong cách sử dụng ngôn ngữ biến hóa linh hoạt, vô cùng tài tình. Cùng với đó, ông cũng được coi là "dấu gạch nối giữa hai nền văn học". Sinh thời, sự nghiệp của ông vô cùng đồ sộ với những "Khối tình con I, II", với những " Đàn bà Tàu", "Lên tám", ... nhưng có lẽ tiêu biểu nhất trong các tác phẩm của ông là bài "Thề non nước". Bài thơ này Tản Đà gửi gắm trong đó biết bao nhiêu điều thầm kín qua những hình ảnh thơ vô cùng gần gũi.

MB2

      Ghép núi Tản, sông Đà làm bút danh để trước tác cả một đời trên cõi trần ai này, dường như trong Tản Đà đã có Thề non nước. Ông đã tự tìm đến cái bút hiệu thuộc về non nước này, hay nước non đã tự tìm đến thi sĩ như một hẹn hò, một duyên nghiệp? Thật khó mà nói cho cùng. Chỉ biết rằng nước – non đã thực sự là một ám ảnh lớn trong suốt cả đời văn của thi sĩ. Bất cứ người đọc Tản Đà cũng có thể thấy hình tượng non – nước trở đi trở lại trong văn chương của thi sĩ như một mạch nguồn cuốn tuôn chảy khi thì chứa chan ào ạt, khi thì âm thầm len lấn vào biết bao thi đề, thi tứ, thi cảm của thi nhân. Mạch nguồn ấy cũng đã đem về cho Tản Đà nhiều áng thi ca hào hoa phong nhã, thanh tú.

MB3

      Trong nền văn học Việt Nam, có một thi nhân đặc biệt, chiếm vị trí cũng đặc biệt trên thi đàn. Đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đặc biệt bởi tài sử dụng ngôn ngữ của ông mà có người đã khâm phục như một nhà ảo thuật ngôn ngữ. Đặc biệt bởi vì ông là “chiếc gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới” (Hoài Thanh). Sinh thời, ông viết nhiều tác phẩm hay, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài thơ “Thề non nước”.

MB4

       Tản Đà là một tài năng lớn trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tản Đà là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà dịch thuật…, trong lĩnh vực nào ông cũng để lại dấu ấn của ngòi bút tài hoa. Bài thơ “Thề non nước”, bài thơ đặc sắc của Tản Đà được viết trước, rồi sau đó tác giả mới dựa vào bài thơ mà sáng tác truyện ngắn “Thề non nước”, như tác giả nói là “chép lời phong nguyệt mà gửi lời nước non”. Bài thơ đa nghĩa, nhưng trong sâu thẳm của hình ảnh, nhạc điệu và ngôn từ là tấm lòng của thi nhân đối với non sông đất nước.

MB5

        Trong nền văn học Việt Nam, có một thi nhân đặc biệt, chiếm vị trí cũng đặc biệt trên thi đàn. Đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đặc biệt bởi tài sử dụng ngôn ngữ của ông mà có người đã khâm phục như một nhà ảo thuật ngôn ngữ. Đặc biệt bởi vì ông là “chiếc gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới” (Hoài Thanh). Sinh thời, ông viết nhiều tác phẩm hay, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài thơ “Thề non nước”.

soanvan.me