Đề bài
a. Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
b. Dựa trên hình 33.1, em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.
Hình 33.1. Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
c. Dựa vào bảng 33.1, cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.
Bảng 33.1. Mùa lũ trên các lưu vực sông
d. Em hãy cho biết, lượng phù sa như vậy đã có tác động như thế nào đến thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào lý thuyết về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam, hình 33.1 và bảng 33.1 SGK để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết
a. Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc do:
- 3/4 diện tích là đồi núi.
- Địa hình hẹp ngang, có các dãy núi ăn lan ra sát biển.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung
- Các con sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: s.Đà, s.Hồng, s.Mã, s.Cả, s.Gianh, s.Ba, s.Tiền, s.Hậu,...
- Các con sông chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương.
c. Mùa lũ trên các sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau. Các sông ở Trung Bộ có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ vào các tháng cuối năm 9, 10, 11, 12.
d. Phù sa tác động đến thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Bồi đắp đồng bằng hằng năm, giúp tăng năng suất cây trồng.
- Bồi đắp giúp mở rộng đồng bằng về phía biển.
soanvan.me