Chọn câu đúng.
-
A
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
-
B
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \({x^3} = a.\)
-
C
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^2}.\)
-
D
Căn bậc hai số học của một số \(a\) không âm là số $x$ sao cho \(x = {a^3}.\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Tính \(\sqrt {49} \)
-
A
\( - 7\)
-
B
\(9\)
-
C
\( \pm 7\)
-
D
\(7\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Sử dụng định nghĩa căn bậc hai.
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Với \(\sqrt a \) ta có \(a \ge 0\) và \(\sqrt a \ge 0\).
Vì \({7^2} = 49\) nên $\sqrt {49} = 7.$
Chọn câu đúng.
-
A
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{8}{{11}}\)
-
B
$ - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = - \dfrac{8}{{11}}$
-
C
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \pm \dfrac{8}{{11}}\)
-
D
\( - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = \dfrac{{ - 32}}{{11}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng định nghĩa căn bậc hai.
Căn bậc hai của một số $a$ không âm là số $x$ sao cho \({x^2} = a.\)
Với \(\sqrt a \) ta có \(a \ge 0\) và \(\sqrt a \ge 0\).
Vì \(\dfrac{{64}}{{121}} = {\left( {\dfrac{8}{{11}}} \right)^2}\) nên $ - \sqrt {\dfrac{{64}}{{121}}} = - \dfrac{8}{{11}}$
So sánh hai số \(\sqrt {9.16} \) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} \)
-
A
\(\sqrt {9.16} = \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
-
B
\(\sqrt {9.16} < \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
-
C
\(\sqrt {9.16} > \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
-
D
Không thể so sánh
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Tính giá trị các căn bậc hai rồi so sánh.
Ta có \(\sqrt {9.16} = \sqrt {144} = 12\) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} = 3.4 = 12\)
Nên \(\sqrt {9.16} = \sqrt 9 .\sqrt {16} \)
Một bạn học sinh làm như sau $5\mathop = \limits_{\left( 1 \right)} \sqrt {25} \mathop = \limits_{\left( 2 \right)} \sqrt {16 + 9} \mathop = \limits_{\left( 3 \right)} \sqrt {16} + \sqrt 9 \mathop = \limits_{\left( 4 \right)} 4 + 3\mathop = \limits_{\left( 5 \right)} 7$ . Chọn kết luận đúng.
-
A
Bạn đã làm đúng.
-
B
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 1 \right)\).
-
C
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 2 \right)\).
-
D
Bạn đã làm sai từ bước \(\left( 3 \right)\).
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Ta không có tính chất sau: \(\sqrt {A + B} = \sqrt A + \sqrt B \)
Vì \(\sqrt {16 + 9} < \sqrt {16} + \sqrt 9 \,\left( {{\rm{do }}\sqrt {25} = 5 < 7} \right)\) nên bạn đã làm sai từ bước (3).
Tìm \(x \in \mathbb{Q}\) biết \({x^2} = 225\).
-
A
\(x = 15\)
-
B
$x = - 15$
-
C
\(x = 15\) hoặc \(x = - 15\)
-
D
\(x = 25\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đưa hai vế về hai lũy thừa cùng số mũ rồi xét các trường hợp có thể xảy ra của cơ số.
Ta có \({x^2} = 225\)\( \Rightarrow {x^2} = {15^2}\)
Suy ra \(x = 15\) hoặc \(x = - 15.\)
Tìm \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x} = 6\).
-
A
\(x = \pm 18\)
-
B
$x = 19$
-
C
\(x = 18\)
-
D
\(x = 36\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Sử dụng \(\sqrt x = a\,\left( {a \ge 0} \right)\) thì \(x = {a^2}\).
Ta có \(\sqrt {2x} = 6\)\( \Rightarrow 2x = {6^2} \Rightarrow 2x = 36\) \( \Rightarrow x = 18.\)
Vậy \(x = 18.\)
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(\sqrt {2x + 3} = 25\)
-
A
\(0\)
-
B
$1$
-
C
\(2\)
-
D
\(311\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng \(\sqrt x = a\,\left( {a \ge 0} \right)\) thì \(x = {a^2}\).
Ta có \(\sqrt {2x + 3} = 25\)\( \Rightarrow 2x + 3 = {25^2} \Rightarrow 2x + 3 = 625\)
\( \Rightarrow 2x = 625 - 3\) \( \Rightarrow 2x = 622 \Rightarrow x = 311\)
Vậy có một giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(x = 311.\)
So sánh \(A = \sqrt 7 + \sqrt {15} \) và \(7.\)
-
A
\(A > 7\)
-
B
$A < 7$
-
C
\(A = 7\)
-
D
\(A \ge 7\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng cách so sánh hai số dương bất kì \(a\) và \(b\):
+ Nếu \(a = b\) thì \(\sqrt a = \sqrt b \) .
+ Nếu \(a > b\) thì \(\sqrt a > \sqrt b \) .
+ Nếu \(a < b\) thì \(\sqrt a < \sqrt b .\)
Vì \(7 < 9\) nên \(\sqrt 7 < \sqrt 9 \) hay \(\sqrt 7 < 3\) (1)
Vì \(15 < 16\) nên \(\sqrt {15} < \sqrt {16} \) hay \(\sqrt {15} < 4\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(A = \sqrt 7 + \sqrt {15} < 3 + 4\) hay \(A < 7.\)