Câu hỏi 1 :

Tích \({\left( { - 5x} \right)^2}{y^2}.\dfrac{1}{5}xy\) bằng

  • A

    $5{x^3}{y^3}$

  • B

    $ - 5{x^3}{y^3}$

  • C

    $ - {x^3}{y^3}$

  • D

    ${x^3}{y^2}$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức lũy thừa của một tích \({\left( {x.y} \right)^m} = {x^m}.{y^m}\) và tích các lũy thừa \({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\,\,\left( {m,\,n \in \mathbb{N}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \({\left( { - 5x} \right)^2}{y^2}.\dfrac{1}{5}xy = {\left( { - 5} \right)^2}.{x^2}.y^2.\dfrac{1}{5}xy \)

\(= 25.\dfrac{1}{5}.\left( {{x^2}.x} \right)\left( {{y^2}.y} \right) = 5{x^3}{y^3}\)

Câu hỏi 2 :

Tích \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\) có kết quả bằng

  • A

    ${x^2} - 2xy + {y^2}$

  • B

    ${x^2} + {y^2}$

  • C

    ${x^2} - {y^2}$

  • D

    ${x^2} + 2xy + {y^2}$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức:

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)\)\(=x.x + x.y - x.y - y.y = {x^2} - {y^2}\)

Câu hỏi 3 :

Giá trị của biểu thức \(P =  - 2{x^2}y\left( {xy + {y^2}} \right)\) tại \(x =  - 1;\,y = 2\) là

  • A

    $8$

  • B

    $ - 8$

  • C

    $6$

  • D

    $ - 6$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Nhân đơn thức với đa thức

Thay \({x_0};{y_0}\)  biểu thức trên rồi thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 

\(P =  - 2{x^2}y\left( {xy + {y^2}} \right)\)         

\(P =  - 2{x^3}{y^2} - 2{x^2}{y^3}\)

Thay \(x =  - 1;y = 2\) vào biểu thức  ta được 

\(\begin{array}{l}P =  - 2{\left( { - 1} \right)^3}{.2^2} - 2.{\left( { - 1} \right)^2}{.2^3}\\P = 8 - 16 =  - 8\end{array}\)

Vậy \(P =  - 8\) .

Câu hỏi 4 :

Thu gọn \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\dfrac{1}{2}{x^2}y} \right)^2}\), ta được

  • A

    $12$

  • B

    $24$

  • C

    $24{x^2}y$

  • D

    $12{x^2}y$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức lũy thừa của một tích\({\left( {x.y} \right)^m} = {x^m}.{y^m}\)và thương các lũy thừa\({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\,\,\left( {m \ge n,\,m,\,n \in \mathbb{N}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(6{x^4}{y^2}:{\left( {\dfrac{1}{2}{x^2}y} \right)^2} \)\(= 6{x^4}{y^2}:\left[ {\dfrac{1}{4}{{\left( {{x^2}} \right)}^2}.{y^2}} \right] \)\(= 6{x^4}{y^2}:\left( {\dfrac{1}{4}{x^4}{y^2}} \right) \)\(= 6:\dfrac{1}{4} = 24\)

Câu hỏi 5 :

Kết quả của phép tính $(a{x^2} + bx - c).2{a^2}x$ bằng

  • A

    $2{a^4}{x^3} + 2{a^2}b{x^2} - 2{a^2}cx$

  • B

    $2{a^3}{x^3} + bx - c$

  • C

    $2{a^4}{x^2} + 2{a^2}b{x^2} - {a^2}cx$

  • D

    $2{a^3}{x^3} + 2{a^2}b{x^2} - 2{a^2}cx$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau: \(A\left( {B + C-D} \right) = AB + AC-AD\)

Lời giải chi tiết :

Ta có

$(a{x^2} + bx - c).2{a^2}x $

$= 2{a^2}x.\left( {a{x^2} + bx - c} \right) $

$= 2{a^2}x.a{x^2} + 2{a^2}x.bx - 2{a^2}x.c$

\( = 2{a^3}{x^3} + 2{a^2}b{x^2} - 2{a^2}cx\)

Câu hỏi 6 :

Chọn câu đúng.

  • A

    $\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right) = {x^4} - {x^3} - 2x$

  • B

    $\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right) = {x^4} - {x^2} - 2x$

  • C

    $\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right) = {x^4} + 2{x^3} - {x^2} - 2x$   

  • D

    $\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right) = {x^4} + 2{x^3} - 2x$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức:

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau: \(\left( {A + B} \right)\left( {C + D} \right) = AC + AD + BC + BD\)

Lời giải chi tiết :

Ta có $\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right) $$= {x^2}.{x^2} + {x^2}.2x - 1.{x^2} - 1.2x $$= {x^4} + 2{x^3} - {x^2} - 2x$

Câu hỏi 7 :

Cho \(4\left( {18 - 5x} \right) - 12\left( {3x - 7} \right) = 15\left( {2x - 16} \right) - 6\left( {x + 14} \right).\) Kết quả $x$ bằng:

  • A

    $8$

  • B

    $ - 8$

  • C

    $6$

  • D

    $ - 6$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính: phá ngoặc, chuyển vế ... để biến đổi về dạng tìm \(x\) thường gặp

Lời giải chi tiết :

Ta có \(4\left( {18 - 5x} \right) - 12\left( {3x - 7} \right) = 15\left( {2x - 16} \right) - 6\left( {x + 14} \right)\)\( \Leftrightarrow 72 - 20x - 36x + 84 = 30x - 240 - 6x - 84\)

\( \Leftrightarrow  - 56x + 156 = 24x - 324 \)\(\Leftrightarrow 24x + 56x = 156 + 324 \)\(\Leftrightarrow 80x = 480 \Leftrightarrow x = 6\)

Vậy \(x = 6\) .

Câu hỏi 8 :

Cho biểu thức \(P = 2x({x^2} - 4) + {x^2}({x^2} - 9).\) Hãy chọn câu đúng:

  • A

    Giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x = 0\) là \(1\)

  • B

    Giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x = 2\) là \( - 20\)

  • C

    Giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x =  - 2\) là \(30\)

  • D

    Giá trị của biểu thức \(P\) tại \(x =  - 9\) là \(0\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Thay \({x_0}\)  biểu thức \(P\)  rồi thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết :

Thay \(x = 0\) vào \(P\) ta được \(P = 2.0\left( {{0^2} - 4} \right) + {0^2}.\left( {{0^2} - 9} \right) = 0\) nên A sai.

Thay \(x =  - 2\) vào \(P\) ta được \(P = 2.\left( { - 2} \right).\left( {{{\left( { - 2} \right)}^2} - 4} \right) + {\left( { - 2} \right)^2}.\left( {{{\left( { - 2} \right)}^2} - 9} \right) =  - 20\) nên C sai.

Thay \(x =  - 9\) vào \(P\) ta được \(P = 2.\left( { - 9} \right)\left( {{{\left( { - 9} \right)}^2} - 4} \right) + {\left( { - 9} \right)^2}.\left( {{{\left( { - 9} \right)}^2} - 9} \right) = 4446\) nên D sai.

Thay \(x = 2\) vào \(P\) ta được \(P = 2.2.\left( {{2^2} - 4} \right) + {2^2}.\left( {{2^2} - 9} \right) = 4.0 + 4.\left( { - 5} \right) =  - 20\) nên B đúng.

Câu hỏi 9 :

Cho biểu thức \(A = x(x + 1) + (1 - x)(1 + x) - x\) . Khẳng định nào sau đây là đúng.

  • A

    $A = 2 - x$

  • B

    $A < 1$

  • C

    $A > 0$

  • D

    $A > 2$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức rồi rút gọn \(A\) .

Lời giải chi tiết :

Ta có \(A = x(x + 1) + (1 - x)(1 + x) - x\)\( = {x^2} + x + 1 + x - x - {x^2} - x = 1\)

Suy ra $A=1>0.$

Câu hỏi 10 :

Cho biểu thức \(C = x(y + z) - y(z + x) - z(x - y)\). Chọn khẳng định đúng.

  • A

    Biểu thức \(C\) không phụ thuộc vào \(x;\,y;\,z\)

  • B

    Biểu thức \(C\)  phụ thuộc vào cả \(x\) ; \(y\) và \(z\)

  • C

    Biểu thức \(C\) chỉ phụ thuộc vào \(y\)

  • D

    Biểu thức \(C\) chỉ phụ thuộc vào \(z\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức rồi rút gọn \(A\) .

Lời giải chi tiết :

Ta có \(C = x(y + z) - y(z + x) - z(x - y)\)\( = xy + xz - yz - xy - zx + zy = \left( {xy - xy} \right) + \left( {zy - zy} \right) + \left( {xz - zx} \right) = 0\)

Nên \(C\) không phụ thuộc vào \(x;\,y;\,z\)

Câu hỏi 11 :

Biểu thức \(D = x({x^{2n - 1}} + y) - y(x + {y^{2n - 1}}) + {y^{2n}} - {x^{2n}} + 5,\)\(D\) có giá trị là:

  • A

    \(2{y^{2n}}\)

  • B

    \( - 5\)

  • C

    \({x^{2n}}\)

  • D

    \(5\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các quy tắc nhân đơn thức với đa thức và sử dụng công thức \({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\) rồi rút gọn \(A\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(D = x({x^{2n - 1}} + y) - y(x + {y^{2n - 1}}) + {y^{2n}} - {x^{2n}} + 5\)\( = x.{x^{2n - 1}} + x.y - y.x - y.{y^{2n - 1}} + {y^{2n}} - {x^{2n}} + 5\)

\( = {x^{2n}} + xy - xy - {y^{2n}} + {y^{2n}} - {x^{2n}} + 5 = \left( {{x^{2n}} - {x^{2n}}} \right) + \left( {xy - xy} \right) + \left( {{y^{2n}} - {y^{2n}}} \right) + 5 = 0 + 0 + 0 + 5 = 5\)

Câu hỏi 12 :

Cho hai số tự nhiên \(n\) và \(m\). Biết rằng \(n\) chia \(5\) dư \(1\), \(m\) chia \(5\) dư \(4\). Hãy chọn câu đúng:

  • A

    \(m.n\) chia \(5\) dư \(1\)

  • B

    \(m - n\) chia hết cho \(5\)

  • C

    \(m + n\) chia hết cho \(5\)

  • D

    \(m.n\) chia \(5\) dư \(3\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

- Biểu diễn \(m\) và \(n\) theo giả thiết

- Tính \(m.n,\,m + n,\,m - n\) rồi đánh giá tinh chia hết của từng biểu thức

Lời giải chi tiết :

Ta có  $n$  chia \(5\) dư \(1\) nên \(n = 5p + 1\,\left( {0 < p < n;p \in \mathbb{N}} \right)\) ; \(m\) chia \(5\) dư \(4\) nên \(m = 5q + 4\,\left( {0 < q < m;q \in \mathbb{N}} \right)\)

Khi đó \(m.n = \left( {5p + 1} \right)\left( {5q + 4} \right) = 25pq + 20p + 5q + 4 = 5\left( {5pq + 4p + q} \right) + 4\) mà \(5\left( {5pq + 4p + q} \right) \vdots \,5\) nên \(m.n\) chia $5$ dư \(4\) , phương án A sai, D sai.

Ta có \(m - n = 5q + 4 - \left( {5p + 1} \right) = 5q - 5p + 3\) mà $5p \vdots 5;\,\,5q \vdots 5$ nên \(m - n\) chia \(5\) dư \(3\) , phương án B sai.

Ta có \(m + n = 5q + 4 + 5p + 1 = 5q + 5p + 5 = 5\left( {q + p + 1} \right) \vdots 5\) nên  C đúng.

Câu hỏi 13 :

Cho hình thang có đáy lớn gấp đôi đáy nhỏ, đáy nhỏ lớn hơn chiều cao \(2\) đơn vị. Biểu thức tính diện tích hình thang là:

  • A

    \(S = {3x^2} -6x\)

  • B

    \(S = \dfrac{{{3x^2} -6x}}{2}\)

  • C

    \(S = \dfrac{{{x^2} + 2x + 4}}{2}\)

  • D

    \(S = \dfrac{{{x^2} - 2x - 4}}{2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

- Gọi \(x\,\left( {x > 2} \right)\) là độ dài đáy nhỏ của hình thang

- Biểu diễn chiều cao và đáy lớn hình thang theo \(x\)

- Sử dụng công thức tính diện tích hình thang: \(S = \dfrac{{\left( {a + b} \right).h}}{2}\) 

Lời giải chi tiết :

Gọi \(x\,\left( {x > 2} \right)\) là độ dài đáy nhỏ của hình thang .

Theo giả thiết ta có độ dài đáy lớn là \(2x\) , chiều cao của hình thang là \(x - 2\)

Diện tích hình thang là  $S = \dfrac{{\left( {x + 2x} \right)\left( {x - 2} \right)}}{2} = \dfrac{3x(x-2)}{2} = \dfrac{{{3x^2} -6x }}{2}$  (đvdt)

Câu hỏi 14 :

Giá trị của biểu thức \(M = x\left( {{x^3} + {x^2} - 3x - 2} \right) - \left( {{x^2} - 2} \right)\left( {{x^2} + x - 1} \right)\) là

  • A

    $2$

  • B

    $1$

  • C

    $-1$

  • D

    $-2$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức rồi rút gọn

Lời giải chi tiết :

Ta có \(M = x\left( {{x^3} + {x^2} - 3x - 2} \right) - \left( {{x^2} - 2} \right)\left( {{x^2} + x - 1} \right)\)\( = x.{x^3} + x.{x^2} - 3x.x - 2.x - \left( {{x^2}.{x^2} + {x^2}.x - {x^2} - 2{x^2} - 2x + 2} \right)\)

\( = {x^4} + {x^3} - 3{x^2} - 2x - \left( {{x^4} + {x^3} - 3{x^2} - 2x + 2} \right)\) \( = {x^4} + {x^3} - 3{x^2} - 2x - {x^4} - {x^3} + 3{x^2} + 2x - 2\) \( =  - 2\)

Vậy \(M =  - 2\) .

Câu hỏi 15 :

Cho \(A = \left( {3x + 7} \right)\left( {2x + 3} \right) - \left( {3x - 5} \right)\left( {2x + 11} \right);\) \(B = x\left( {2x + 1} \right) - {x^2}\left( {x + 2} \right) + {x^3} - x + 3\)

Chọn khẳng định đúng.

  • A

    \(A = B\)

  • B

    \(A = 25B\)

  • C

    \(A = 25B + 1\)

  • D

    \(A = \dfrac{B}{2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức sau đó rút gọn các biểu thức.

Lời giải chi tiết :

\(A = \left( {3x + 7} \right)\left( {2x + 3} \right) - \left( {3x - 5} \right)\left( {2x + 11} \right)\)\( = 3x.2x + 3x.3 + 7.2x + 7.3 - \left( {3x.2x + 3x.11 - 5.2x - 5.11} \right)\)

\( = 6{x^2} + 9x + 14x +21 - \left( {6{x^2} + 33x - 10x - 55} \right)\) \( = 6{x^2} + 23x + 21 - 6{x^2} - 33x + 10x + 55\) \( = 76\)

\(B = x\left( {2x + 1} \right) - {x^2}\left( {x + 2} \right) + {x^3} - x + 3\)\( = x.2x + x - \left( {{x^2}.x + 2{x^2}} \right) + {x^3} - x + 3\) \( = 2{x^2} + x - {x^3} - 2{x^2} + {x^3} - x + 3 = 3\)

Từ đó ta có \(A=76;B=3\) mà \(76=25.3+1\) nên \(A = 25B + 1.\) 

Câu hỏi 16 :

Gọi \(x\) là giá trị thỏa mãn \(5\left( {3x + 5} \right) - 4\left( {2x - 3} \right)\)\( = 5x + 3\left( {2x - 12} \right) + 1.\) Khi đó

  • A

    \(x > 18\)

  • B

    \(x < 17\)

  • C

    \(17 < x < 19\)

  • D

    \(18 < x < 20\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Thực hiện các biến đổi phá ngoặc, chuyển vế đổi dấu… rồi rút gọn hai vế đưa về dạng tìm \(x\) thường gặp.

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(5\left( {3x + 5} \right) - 4\left( {2x - 3} \right) \)\(= 5x + 3\left( {2x - 12} \right) + 1\)\( \Leftrightarrow 15x + 25 - 8x + 12 \)\(= 5x + 6x - 36 + 1\)

\( \Leftrightarrow 7x + 37 = 11x - 35 \)

\(\Leftrightarrow 4x = 72 \)

\(\Leftrightarrow x = 18\)

Vậy \(x = 18.\) 

Suy ra $17<x<19$ nên chọn C.

Câu hỏi 17 :

Tính giá trị của biểu thức

\(P = {x^{10}} - 13{x^9} + 13{x^8} - 13{x^7} + ... - 13x + 10\) tại \(x = 12\) .

  • A

    \(P =  - 2\)

  • B

    \(P = 2\)

  • C

    \(P = 4\)

  • D

    \(P = 0\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Chú ý rằng \(x = 12\) nên \(x - 12 = 0\) .

Ta biến đổi \(P\) thành nhiều biểu thức chứa \((x - 12)\)  rồi thay \(x = 12\) vào \(P\) .

Lời giải chi tiết :

Ta có \(P = {x^{10}} - 13{x^9} + 13{x^8} - 13{x^7} + ... - 13x + 10\)

\( = {x^{10}} - 12{x^9} - {x^9} + 12{x^8} + {x^8} - 12{x^7} - {x^7} + 12{x^6} + ... + {x^2} - 12x - x + 10\)

\( = {x^9}\left( {x - 12} \right) - {x^8}\left( {x - 12} \right) + {x^7}\left( {x - 12} \right) - ... + x\left( {x - 12} \right) - x + 10\)

Thay \(x = 12\) vào \(P\) ta được

\(P = {12^9}.\left( {12 - 12} \right) - {12^8}\left( {12 - 12} \right) + {12^7}\left( {12 - 12} \right) - ... + 12\left( {12 - 12} \right) - 12 + 10\) \( = 0 + ... + 0 - 2 =  - 2\)

Vậy \(P =  - 2\) .

Câu hỏi 18 :

Cho \({x^2} + {y^2} = 2,\) đẳng thức nào sau đây đúng?

  • A

    \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = \left( {x + y} \right)\left( {x + y - 2} \right)\)

  • B

    \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = \left( {x + y} \right)\left( {x + y + 2} \right)\)

  • C

    \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = \dfrac{{\left( {x + y} \right)\left( {x + y + 2} \right)}}{2}\)

  • D

    \(\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = \left( {x + y} \right)\left( {x + y + 2} \right)\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức và dữ kiện đề bài để biến đổi  \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)\)

Sử dụng \(AB + AC = A\left( {B + C} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = 2\left( {xy + x + y + 1} \right)\) \( = 2xy + 2x + 2y + 2\)

Thay \({x^2} + {y^2} = 2\) ta được

\(2xy + 2x + 2y + {x^2} + {y^2}\) \( = \left( {{x^2} + xy + 2x} \right) + \left( {{y^2} + xy + 2y} \right)\) \( = x\left( {x + y + 2} \right) + y\left( {x + y + 2} \right) = \left( {x + y} \right)\left( {x + y + 2} \right)\)

Từ đó ta có \(2\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right) = \left( {x + y} \right)\left( {x + y + 2} \right)\)

Câu hỏi 19 :

Cho \(B = \left( {m - 1} \right)\left( {m + 6} \right) - \left( {m + 1} \right)\left( {m - 6} \right)\). Chọn kết luận đúng.

  • A

    \(B\,\, \vdots \,\,10\) với mọi \(m \in \mathbb{Z}\)       

  • B

    \(B\,\, \vdots \,\,15\) với mọi \(m \in \mathbb{Z}\)

  • C

    \(B\,\, \vdots \,\,9\) với mọi \(m \in \mathbb{Z}\)          

  • D

    \(B\,\, \vdots \,\,20\) với mọi \(m \in \mathbb{Z}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng nhân đa thức với đa thức để biến đổi biểu thức \(B\)

Sử dụng \(mb\,\, \vdots \,b\) với mọi \(m \ne 0,m \in \mathbb{Z}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(B = \left( {m - 1} \right)\left( {m + 6} \right) - \left( {m + 1} \right)\left( {m - 6} \right)\)\( = {m^2} + 6m - m - 6 - \left( {{m^2} - 6m + m - 6} \right)\) \( = {m^2} + 5m - 6 - {m^2} + 6m - m + 6 = 10m\)

Nhận thấy \(10\,\, \vdots \,\,10 \Rightarrow 10.m\,\, \vdots \,10\) nên \(B\,\, \vdots \,10\) với mọi giá trị nguyên của \(m.\)

Câu hỏi 20 :

Cho \(m\) số mà mỗi số bằng \(3n - 1\) và \(n\) số mà mỗi số bằng \(9 - 3m.\) Biết tổng tất cả các số đó bằng 5 lần tổng \(m + n.\) Khi đó

  • A

    \(m = \dfrac{2}{3}n\)

  • B

    \(m = n\)

  • C

    \(m = 2n\)

  • D

    \(m = \dfrac{3}{2}n\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Biểu diễn mối quan hệ của các dữ kiện liên quan đến \(m\) và \(n\)

Biến đổi đẳng thức thu được ta tìm được quan hệ của \(m\) và \(n.\)

Lời giải chi tiết :

+ Tổng của \(m\) số mà mỗi số bằng \(3n - 1\) là \(m\left( {3n - 1} \right)\)

+ Tổng của \(n\) số mà mỗi số bằng \(9 - 3m\) là \(n\left( {9 - 3m} \right)\)

Tổng tất cả các số trên là \(m\left( {3n - 1} \right) + n\left( {9 - 3m} \right)\)

Theo để bài ta có \(m\left( {3n - 1} \right) + n\left( {9 - 3m} \right) = 5\left( {m + n} \right)\)

\( \Leftrightarrow 3mn - m + 9n - 3mn = 5m + 5n\)

\( \Leftrightarrow 6m = 4n \Leftrightarrow m = \dfrac{2}{3}n\)

Vậy \(m = \dfrac{2}{3}n\)

Câu hỏi 21 :

Tính tổng các hệ số của lũy thừa bậc ba, lũy thừa bậc hai và lũy thừa bậc nhất trong kết quả của phép nhân \(\left( {{x^2} + x + 1} \right)\left( {{x^3} - 2x + 1} \right)\)

  • A

    \(1\)

  • B

    \( - 2\)

  • C

    \( - 3\)

  • D

    \(3\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Thực hiện phép nhân đa thức với đa thức

Bước 2: Xác định các hệ số của lũy thừa bậc ba, lũy thừa bậc hai và lũy thừa bậc nhất trong kết quả rồi tính tổng của chúng.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {{x^2} + x + 1} \right)\left( {{x^3} - 2x + 1} \right)\)\( = {x^2}.{x^3} + {x^2}.\left( { - 2x} \right) + {x^2}.1 + x.{x^3} + x.\left( { - 2x} \right) + x.1 + 1.{x^3} + 1.\left( { - 2x} \right) + 1.1\)

\( = {x^5} - 2{x^3} + {x^2} + {x^4} - 2{x^2} + x + {x^3} - 2x + 1\) \( = {x^5} + {x^4} - {x^3} - {x^2} - x + 1\)

Hệ số của lũy thừa bậc ba là \( - 1\)

Hệ số của lũy thừa bậc hai là \( - 1\)

Hệ số của lũy thừa bậc nhất là \( - 1\)

Tổng các hệ số này là \( - 1 + \left( { - 1} \right) + \left( { - 1} \right) =  - 3\)

Câu hỏi 22 :

Nếu \(a + b = m\) và \(ab = n\) thì

  • A

    \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = {x^2} + mx + n\)

  • B

    \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = {x^2} + nx + m\)

  • C

    \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = {x^2} - mx - n\)

  • D

    \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = {x^2} - mx + n\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Thực hiện phép nhân đa thức với đa thức

Bước 2: Thay \(a + b = m\) và \(ab = n\) vào kết quả thu được.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = x.x + x.b + a.x + a.b\) \( = {x^2} + \left( {a + b} \right)x + ab\)

Mà \(a + b = m\) và \(ab = n\) nên ta có \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right) = {x^2} + mx + n.\)

Câu hỏi 23 :

Xác định hệ số \(a,b,c\) biết rằng với mọi giá trị của \(x\) thì \(\left( {ax + 4} \right)\left( {{x^2} + bx - 1} \right) = 9{x^3} + 58{x^2} + 15x + c\)

  • A

    \(a = 9,b =  - 4,c = 6.\)

  • B

    \(a = 9,b = 6,c =  - 4.\)

  • C

    \(a = 9,b = 6,c = 4.\)

  • D

    \(a =  - 9,b =  - 6,c =  - 4.\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Thực hiện phép nhân đa thức với đa thức

Bước 2:  Cho các hệ số của các lũy thừa tương ứng ở hai vế bằng nhau ta tìm được các hệ số \(a,b,c.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(VT = \left( {ax + 4} \right)\left( {{x^2} + bx - 1} \right)\)\( = ax.{x^2} + ax.bx + ax.\left( { - 1} \right) + 4.{x^2} + 4.bx + 4.\left( { - 1} \right)\)

\( = a{x^3} + ab{x^2} - ax + 4{x^2} + 4bx - 4\)

\( = a{x^3} + \left( {ab{x^2} + 4{x^2}} \right) + \left( {4bx - ax} \right) - 4\)

\( = a{x^3} + \left( {ab + 4} \right){x^2} + \left( {4b - a} \right)x - 4\)

Theo bài ra ta có \(\left( {ax + 4} \right)\left( {{x^2} + bx - 1} \right) = 9{x^3} + 58{x^2} + 15x + c\) đúng với mọi \(x\)

\( \Leftrightarrow a{x^3} + \left( {ab + 4} \right){x^2} + \left( {4b - a} \right)x - 4 = 9{x^3} + 58{x^2} + 15x + c\) đúng với mọi \(x.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 9\\ab + 4 = 58\\4b - a = 15\\ - 4 = c\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 9\\9.b = 54\\4b - 9 = 15\\c =  - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 9\\b = 6\\c =  - 4\end{array} \right.\)

Vậy \(a = 9,b = 6,c =  - 4.\)

Câu hỏi 24 :

Cho biết \(\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right) + \left( {y + z} \right)\left( {y + x} \right) = 2\left( {z + x} \right)\left( {z + y} \right)\). Khi đó

  • A

    \({z^2} = \dfrac{{{x^2} + {y^2}}}{2}\)

  • B

    \({z^2} = {x^2} + {y^2}\)

  • C

    \({z^2} = 2\left( {{x^2} + {y^2}} \right)\)

  • D

    \({z^2} = {x^2} - {y^2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng qui tắc nhân đa thức với đa thức \(\left( {A + B} \right)\left( {C + D} \right) = AC + AD + BC + BD\) để  biến đổi dữ kiện đề bài cho, từ đó tìm mối quan hệ của \(x,y,z.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right) + \left( {y + z} \right)\left( {y + x} \right) = 2\left( {z + x} \right)\left( {z + y} \right)\)

\( \Leftrightarrow x.x + xz + yx + yz + y.y + yx + zy + zx = 2\left( {z.z + zy + xz + xy} \right)\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 2xz + 2xy + 2yz + {y^2} = 2{z^2} + 2zy + 2xz + 2xy\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 2xz + 2xy + 2yz + {y^2} - 2{z^2} - 2zy - 2xz - 2xy = 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 2{z^2} = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = 2{z^2}\\ \Leftrightarrow {z^2} = \dfrac{{{x^2} + {y^2}}}{2}\end{array}\)

Câu hỏi 25 :

Cho các số \(x,y,z\) tỉ lệ với các số \(a,b,c\). Khi đó \(\left( {{x^2} + 2{y^2} + 3{z^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\) bằng

  • A

    \(ax + 2by + 3cz\)

  • B

    \({\left( {2ax + by + 3cz} \right)^2}\)

  • C

    \({\left( {2ax + 3by + cz} \right)^2}\)

  • D

    \({\left( {ax + 2by + 3cz} \right)^2}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng qui tắc nhân đa thức với đa thức \(\left( {A + B} \right)\left( {C + D} \right) = AC + AD + BC + BD\) và tính chất \(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{c}\) để  biến đổi \(\left( {{x^2} + 2{y^2} + 3{z^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Vì \(x,y,z\) tỉ lệ với các số \(a,b,c\) nên \(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{c} = k\,\,\), suy ra \(x = ka;y = kb,z = kc\)

Thay \(x = ka;y = kb,z = kc\) vào \(\left( {{x^2} + 2{y^2} + 3{z^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\) ta được

\(\left[ {{{\left( {ka} \right)}^2} + 2\left( {k{b^2}} \right) + 3{{\left( {kc} \right)}^2}} \right]\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\) \( = \left( {{k^2}{a^2} + 2{k^2}{b^2} + 3{k^2}{c^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\)

\( = {k^2}\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)\) \( = {k^2}{\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)^2} = {\left[ {k\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right)} \right]^2}\)

\( = {\left( {k{a^2} + 2k{b^2} + 3k{c^2}} \right)^2}\) \( = {\left( {ka.a + 2.kb.b + 3.kc.c} \right)^2}\) 

\( = {\left( {xa + 2yb + 3zc} \right)^2}\) do \(x = ka;y = kb,z = kc\)

Vậy \(\left( {{x^2} + 2{y^2} + 3{z^2}} \right)\left( {{a^2} + 2{b^2} + 3{c^2}} \right) = {\left( {ax + 2by + 3cz} \right)^2}\)