Câu hỏi 1 :

Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là:

  • A

    C, H, O, P

  • B

    C, H, O, N

  • C

    K, H, P, O, S, N

  • D

    C, O, N, P

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Protein là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính: C, H, O, N và có thể gồm 1 số nguyên tố khác.

Câu hỏi 2 :

Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:

  • A

    Axit nuclêic

  • B

    Nuclêic

  • C

    Axit amin

  • D

    Axit photphoric

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Đơn phân cấu tạo của prôtêin là các axit amin.

Câu hỏi 3 :

Có bao nhiêu loại đơn phân tham gia cấu tạo prôtêin?

  • A

    4

  • B

    8

  • C

    16

  • D

    20

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Có hơn 20 axit amin tham gia cấu tạo protein

Câu hỏi 4 :

Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:

  • A

    Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin

  • B

    Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit

  • C

    Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN

  • D

    Cả 3 yếu tố trên

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần, số lượng và sự sắp xếp của các axit amin tạo nên vô số các phân tử prôtêin khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau → tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

Câu hỏi 5 :

Phân tử prôtêin có thể có tới bao nhiêu hình thức cấu trúc?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    8

  • D

    16

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Phân tử protein có 4 bậc cấu trúc

Câu hỏi 6 :

Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

  • A

    Cấu trúc bậc 1

  • B

    Cấu trúc bậc 2

  • C

    Cấu trúc bậc 3

  • D

    Cấu trúc bậc 4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc thể hiện tính đặc thù của protein là cấu trúc bậc 1

Câu hỏi 7 :

Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  • A

    Bậc I.

  • B

    Bậc II.

  • C

    Bậc III.

  • D

    Bậc IV.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng tương ứng với hình thức cấu trúc bậc 1, có ở 1 số loại enzyme: amilaza

Câu hỏi 8 :

Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng cuộn xoắn kiểu lò xo hay gấp nếp theo hình ziczăc tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  • A

    Bậc I.

  • B

    Bậc II

  • C

    Bậc III.

  • D

    Bậc IV.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Đây là cấu trúc bậc 2

Câu hỏi 9 :

Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:

  • A

    Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại

  • B

    Hai chuỗi axit min xoắn lò xo

  • C

    Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại

  • D

    Hai chuỗi axit amin

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian 3 chiều của protein do chuỗi axit amin cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.

Câu hỏi 10 :

Nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau liên kết với nhau tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  • A

    Bậc I.

  • B

    Bậc II.

  • C

    Bậc III.

  • D

    Bậc IV.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Nếu có từ 2 chuỗi polipeptit trở lên  thì đây là cấu trúc bậc IV

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây là không đúng ?

  • A

    Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của prôtêin gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.

  • B

    Prôtêin có bậc càng cao thì độ bền vững càng thấp.

  • C

    Prôtêin bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hidrô để tăng độ vững chắc giữa các vòng.

  • D

    Prôtêin bậc 3 hình cầu, trong prôtêin bậc 4 các chuỗi pôlipeptit xếp thành khối dạng cầu.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Prôtêin có bậc càng cao thì độ bền vững càng thấp

Câu hỏi 12 :

Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:

  • A

    Cấu trúc bậc 1

  • B

    Cấu trúc bậc 1 và 2

  • C

    Cấu trúc bậc 2 và 3

  • D

    Cấu trúc bậc 3 và 4

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Chức năng sinh học của protein thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và 4

Câu hỏi 13 :

Chức năng nào sau đây không phải của prôtêin?

1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.

3. Kích tố, điều hoá trao đổi chất.

4. Chỉ huy việc tổng hợp NST.

5. Nguyên liệu oxy hoá tạo năng lượng.

6. Quy định các tính trạng của cơ thể.

Phương án đúng là:

  • A

    2

  • B

    3, 4

  • C

    4

  • D

    1, 5

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Prôtêin không chỉ huy việc tổng hợp NST.

Câu hỏi 14 :

Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?

  • A

    Enzim           

  • B

    Kháng thể   

  • C

    Hoocmôn      

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Prôtêin là thành phần cấu tạo của enzim, kháng thể, hoocmôn.

Câu hỏi 15 :

Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:

  • A

    Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

  • B

    Có kích thước và khối lượng bằng nhau

  • C

    Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit

  • D

    Đều được cấu tạo từ các axit amin

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin .

Lời giải chi tiết :

ADN, ARN và prôtêin đều là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic?

  • A

    Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 

  • B

    Các đơn phân đều chứa các nguyên tố (C, H, O, N).

  • C

    Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN.

  • D

    Đều có tính đa dạng và đặc trưng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ý không phải đặc điểm chung của protein và axit nucleic là C,  protein được tổng hợp từ khuôn mẫu mARN