Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi:
-
A
liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit
-
B
về cấu trúc NST
-
C
về số lượng NST
-
D
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.
Các dạng đột biến cấu trúc của NST là:
-
A
Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
-
B
Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
-
C
Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
-
D
Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Các dạng đột biến cấu trúc của NST là mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là:
-
A
Đảo đoạn
-
B
Mất đoạn
-
C
Lặp đoạn
-
D
Tất cả các đột biến trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Đảo đoạn làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi.
Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là
-
A
Mất đoạn, lặp đoạn
-
B
Đảo đoạn, chuyển đoạn
-
C
Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
-
D
Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ làm giảm số lượng gen trên 1 NST.
Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:
-
A
đảo đoạn
-
B
lặp đoạn
-
C
chuyển đoạn không tương hỗ
-
D
chuyển đoạn tương hỗ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xác định sự thay đổi của NST đột biến so với NST ban đầu
Dạng đột biến trên là đảo đoạn CDE.
Những đột biến nào thường gây chết
-
A
Mất đoạn NST và lặp đoạn
-
B
Chuyển đoạn trên 1 NST và lặp đoạn
-
C
Mất đoạn NST và chuyển đoạn
-
D
Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đột biến thường gây chết khi bị mất gen, xáo trộn mạnh trình tự gen.
Mất đoạn NST và chuyển đoạn thường gây chết.
Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:
-
A
Tăng cường mức biểu hiện của một gen
-
B
Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết
-
C
Chuyển gen của sinh vật khác vào
-
D
Loại bỏ những gen không mong muốn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đột biến mất đoạn sẽ làm mất đi một đoạn gen nào đó → tính trạng do gen đó quy định sẽ không được biểu hiện.
Con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để loại bỏ những gen không mong muốn.
Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng
-
A
Lặp đoạn NST
-
B
Mất đoạn NST
-
C
Thể dị bội
-
D
Đảo đoạn NST
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Mức biểu hiện của tính trạng tăng, giảm do sự tăng hay giảm lượng gen quy định tính trạng đó.
Lặp đoạn NST làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:
-
A
Mất đoạn NST
-
B
Chuyển đoạn trên 1 NST
-
C
Lặp đoạn NST
-
D
Chuyển đoạn tương hỗ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Mức biểu hiện của tính trạng tăng hay giảm do sự tăng hay giảm lượng gen quy định tính trạng đó.
Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến lặp đoạn NST.
Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:
-
A
Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
-
B
Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh
-
C
Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
-
D
Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh.
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
-
A
Phá vỡ cấu trúc NST
-
B
Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
-
C
NST gia tăng số lượng trong tế bào
-
D
Cả A và B đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Tác động của các tác nhân gây đột biến phá vỡ cấu trúc NST, sau đó sắp xếp lại các đoạn trên NST.
Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:
-
A
Mất đoạn đầu trên NST số 21
-
B
Lặp đoạn giữa trên NST số 23
-
C
Đảo đoạn trên NST giới tính X
-
D
Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.