Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn:
-
A
Đơn sắc
-
B
Cùng màu sắc
-
C
Kết hợp
-
D
Cùng cường độ sáng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Xem lí thuyết phần 1
Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn kết hợp
Hai nguồn sáng kết hợp ℓà hai nguồn phát ra hai sóng:
-
A
Có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không đổi
-
B
Đồng pha
-
C
Có cùng tần số
-
D
Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xem lí thuyết phần 1
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát ra hai sắc có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu không đổi theo thời gian
Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo:
-
A
Vận tốc của ánh sáng.
-
B
Bước sóng của ánh sáng.
-
C
Chiết suất của một môi trường.
-
D
Tần số ánh sáng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Xem lí thuyết phần 1
Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo bước sóng ánh sáng
Trong hiện tượng giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn là a, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D, x là khoảng cách từ O đến vân sáng ở M. Hiệu đường đi được xác định bằng công thức nào trong các công thức sau:
-
A
\({d_2} - {\rm{ }}{d_1} = \frac{{ax}}{D}\).
-
B
d2 - d1 = \(\frac{{ax}}{{2D}}\)
-
C
d2- d1 = \(\frac{{2ax}}{D}\).
-
D
d2- d1 = \(\frac{{aD}}{x}\).
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xem nội dung phần 2
Hiệu đường đi được xác định bằng biểu thức: \({d_2} - {\rm{ }}{d_1} = \frac{{ax}}{D}\)
Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa:
-
A
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}2k\frac{{\lambda D}}{a}\).
-
B
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {k{\rm{ }} + 1} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\).
-
C
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{{2a}}\).
-
D
\(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{a}\).
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Xem lí thuyết phần 2
Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa: \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}k\frac{{\lambda D}}{a}\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sóng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây đúng?
-
A
i = \(\frac{{\lambda a}}{D}\)
-
B
i = \(\frac{{\lambda D}}{2a}\)
-
C
\(\lambda \)=\(\frac{{ia}}{D}\)
-
D
\(\lambda \)=\(\frac{i}{{aD}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Sử dụng công thức tính khoảng vân
Ta có:\(i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \frac{{a.i}}{D}\)
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân sẽ:
-
A
Giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.
-
B
Giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe.
-
C
Không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.
-
D
Tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Công thức tính khoảng vân: i = λD/a
Ta có: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\) => Khi a tăng thì i giảm.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát
-
A
Khoảng vân tăng lên.
-
B
Khoảng vân giảm xuống.
-
C
Vị trí vân trung tâm thay đổi.
-
D
Khoảng vân không thay đổi.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Sử dụng công thức tính khoảng vân i = λD/a để đánh giá
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Khi thay ánh sáng lam bằng ánh sáng vàng: λvàng > λlam i tăng
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khi dùng ánh sáng có bước sóng λ thì khoảng vân trên màn là i. Nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 0,8λ (giữ nguyên các điều kiện khác) thì khoảng vân trên màn sẽ là :
-
A
0,8i
-
B
0,9i
-
C
1,8i
-
D
1,25i
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Công thức tính khoảng vân: i = λD/a
Khi dùng ánh sáng có bước sóng λ: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Khi λ’ = 0,8λ thì : \(i' = \frac{{\lambda 'D}}{a} = 0,8i\)
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Khoảng vân quan sát trên mà có giá trị bằng:
-
A
0,9mm
-
B
0,3mm
-
C
1,5mm
-
D
1,2mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Công thức tính khoảng vân: i = λD/a
Ta có: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = {600.10^{ - 9}}.\frac{2}{{{{10}^{ - 3}}}} = 1,{2.10^{ - 3}}m = 1,2mm\)
Trong thí nghiệm I-âng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng
-
A
λ/4
-
B
λ/2
-
C
λ
-
D
2λ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Áp dụng biểu thức xác định hiệu đường đi giữa 2 vân sáng
Ta có hiệu đường đi giữa 2 vân sáng: d2 - d1 = kλ
=> Vân sáng bậc nhất ứng với k = 1, có hiệu đường đi là d2 - d1 = λ
Trong thí nghiệm I-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là:
-
A
i/4
-
B
i/2
-
C
i
-
D
2i
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Áp dụng biểu thức xác định vị trí vân tối trên màn: \({x_t} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)i\)
Ta có, vân tối thứ nhất xuất hiện trên màn cách vân sáng trung tâm là: i/2
Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,50 µm, khoảng cách giữa hai khe là 3mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là:
-
A
0,50 mm.
-
B
0,25 mm.
-
C
0,75 mm.
-
D
0,45 mm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Khoảng vân i = λD/a là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp hoặc hai vân tối liên tiếp
Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = 0,5mm\)
Một nguồn sáng đơn sắc có \(\lambda \) = 0,6\(\mu \)m chiếu vào mặt phẳng chứa hai khe hẹp, hai khe cách nhau 1mm. Màn ảnh cách màn chứa hai khe là 1m. Khoảng cách gần nhất giữa hai vân tối là:
-
A
0,3mm.
-
B
0,5mm.
-
C
0,6mm.
-
D
0,7mm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khoảng vân i = λD/a là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp hoặc hai vân tối liên tiếp
Khoảng cách giữa hai vân tối chính là khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = 0,6mm\)
Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là:
-
A
4i.
-
B
5i.
-
C
14i.
-
D
13i.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp là: (n-1)i
=> Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng 9 là: 4i
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc khoảng cách giữa hai khe là 1 (mm), khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5(m). Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm 9(mm) có vân sáng bậc 10. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
-
A
480 (nm)
-
B
640 (nm)
-
C
540 (nm)
-
D
600 (nm)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
+ Áp dụng biểu thức xác định vị trí vân sáng trên màn: xs = kλD/a
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Ta có:
Tại M - vân sáng bậc 10 => xM = 10i
\( \to {x_M} = 10i = 10\frac{{\lambda D}}{a} \to \lambda = \frac{{{\rm{a}}{{\rm{x}}_M}}}{{10.D}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}{{.9.10}^{ - 3}}}}{{10.1,5}} = {6.10^{ - 7}} = {600.10^{ - 9}}m\)
Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là:
-
A
7i
-
B
8i
-
C
9i
-
D
10i
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khoảng vân i = λD/a là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp.
Khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân sáng bậc 5 ở bên kia so với vân sáng trung tâm là: d = 4i + 5i = 9i
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm là:
-
A
1,25 mm
-
B
2 mm
-
C
0,5 mm
-
D
0,75 mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
+ Sử dụng lí thuyết khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng vân i.
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,5.1}}{2} = 0,25mm\)
Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai bên vân trung tâm là : d = 3i + 5i = 8i = 2 mm
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau \(1 mm\), mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát \(1,5 m\). Khoảng cách giữa \(5\) vân sáng liên tiếp là \(3,6 mm\). Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng:
-
A
\(0,40 μm\)
-
B
\(0,48 μm\)
-
C
\(0,76 μm\)
-
D
\(0,60 μm\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)
+ Sử dụng lí thuyết khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng vân i.
Khoảng cách giữa \(5\) vân sáng liên tiếp là \(3,6 mm = 4i\)
=> khoảng vân \(i = \dfrac{{3,6}}{4} = 0,9mm=0,9.10^{-3}m\)
Ta có: \(a=1mm=10^{-3}m\)
Bước sóng \(\lambda = \dfrac{{ia}}{D} = \dfrac{{0,9.10^{-3}.1.10^{-3}}}{{1,5}} =0,6.10^{-6}m= 0,6(\mu m)\)
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, ban đầu dùng nguồn sáng S có bước sóng \({\lambda _1}\) = 0,4\({\rm{\mu m}}\). Sau đó tắt bức xạ \({\lambda _1}\), thay bằng bức xạ \({\lambda _2} \ne \)\({\lambda _1}\) thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ \({\lambda _1}\) ta quan sát được một vân sáng của bức xạ \({\lambda _2}\). Bước sóng \({\lambda _2}\) bằng:
-
A
0,7µm
-
B
0,5µm
-
C
0,6µm
-
D
0,45µm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Công thức xác định vị trí vân sáng : xs = kλD/a
Ta có :
\({x_1} = {x_2} \Leftrightarrow \frac{{{k_1}{\lambda _1}D}}{a} = \frac{{{k_2}{\lambda _2}D}}{a} \Rightarrow {k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2} \Rightarrow {\lambda _2} = \frac{{1,2}}{{{k_2}}}\)
k2 phải nguyên => λ2 = 0,6 µm (k2 = 2)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn, khoảng cách hai khe không đổi. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là D thì khoảng vân trên màn hình là 1mm. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát lần lượt là (D - ∆D) và (D + ∆D) thì khoảng vân tương ứng trên màn là i và 2i. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là (D + 3∆D) thì khoảng vân trên màn là:
-
A
2,5mm
-
B
3mm
-
C
3,5mm
-
D
2mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
$\begin{array}{l}{i_1} = 1mm = \frac{{\lambda D}}{a}\left( 1 \right)\\{i_2} = i =\frac{{\lambda \left( {D - \Delta D} \right)}}{a}\left( 2 \right)\\{i_3} = 2i = \frac{{\lambda \left( {D + \Delta D} \right)}}{a}\left( 3 \right)\\{i_4} = \frac{{\lambda \left( {D + 3\Delta D} \right)}}{a}\left( 4 \right)\end{array}$
Lấy (2)/(3) $ \to D = 3\Delta D$
Lấy (4)/(1) $ \to {i_3} = 2{i_1} = 2mm$
Thực hiện thí nghiệm I-âng trong không khí, thu được khoảng vân trên màn là i. Lặp lại thí nghiệm như trên nhưng trong nước thì đo được khoảng vân trên màn là i’. Biết nước có chiết suất n. Mối liên hệ giữa i và i’ là:
-
A
\(i = \frac{{i'}}{n}\)
-
B
\(i = i'\)
-
C
\(i' = \frac{{i}}{n}\)
-
D
\(i' = \frac{{n}}{i}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
+ Áp dụng công thức tính bước sóng trong môi trường chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk}}}}{n}\)
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Gọi i là khoảng vân trong không khí: \(i = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{a}\)
i’: là khoảng vân trong nước: \(i' = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{{na}} = \frac{i}{n}\)
Thực hiện thí nghiệm Y-âng trong không khí, thu được khoảng vân trên màn ℓà i = 0,6mm. Lặp ℓại thí nghiệm như trên nhưng trong nước chiết suất 4/3 thì đo được khoảng vân trên màn ℓà
-
A
0,48mm
-
B
0,55mm
-
C
0,45mm
-
D
0,62mm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
+ Áp dụng công thức tính bước sóng trong môi trường chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk}}}}{n}\)
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Gọi i là khoảng vân trong không khí: \(i = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{a}\)
i’: là khoảng vân trong nước: \(i' = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{{na}} = \frac{i}{n} = \frac{{0,6}}{{\frac{4}{3}}} = 0,45mm\)
Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng trong không khí thì tại M có vân sáng bậc 8 nhưng khi ℓặp ℓại thí nghiệm như trên trong chất ℓỏng thì tại M có vân tối thứ 11 (kể từ vân sáng trung tâm). Chiết suất chất ℓỏng ℓà
-
A
n = 1,3125
-
B
n = 1,333
-
C
n = 1,500
-
D
n = 1,1845
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Áp dụng công thức tính bước sóng trong môi trường chiết suất n: \(\lambda = \frac{{{\lambda _{kk}}}}{n}\)
+ Áp dụng công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
+ Áp dụng biểu thức xác định vị trí vân sáng - tối
Gọi i là khoảng vân trong không khí: \(i = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{a}\)
i’: là khoảng vân trong chất lỏng: \(i' = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{{\lambda _{kk}}D}}{{na}} = \frac{i}{n}\)
Ta có:
+ Khi đặt trong không khí: xM = 8i
+ Khi đặt trong chất lỏng: xM = 10,5i’
\( \to 8i = 10,5i' \leftrightarrow 8i = 10,5\frac{i}{n} \to n = \frac{{10,5}}{8} = 1,3125\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, trên màn quan sát thu được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Tịnh tiến màn 36 cm theo phương vuông góc với màn tới vị trí mới thì khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách giữa màn và mặt phẳng chứa hai khe lúc đầu là
-
A
1,8m
-
B
1,5m
-
C
2m
-
D
2,5m
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
+ Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp: \(\left( {n - 1} \right)i\)
+ Sử dụng biểu thức tính khoảng vân: \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)
Ta có:
+ Khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp: \(8i = L \Rightarrow i = \dfrac{L}{8}\)
+ Khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp: \(10i' = L \Rightarrow i' = \dfrac{L}{{10}}\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\\i' = \dfrac{{\lambda \left( {D - 0,36} \right)}}{a}\end{array} \right.\)
Lấy \(\dfrac{{i'}}{i} = \dfrac{{D - 0,36}}{D} = \dfrac{{\dfrac{L}{{10}}}}{{\dfrac{L}{8}}} = 0,8 \Rightarrow D = 1,8m\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6μm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn, hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 5,0mm và 8,0mm. Trong khoảng giữa M và N (không tính M và N) có
-
A
6 vân sáng và 5 vân tối.
-
B
5 vân sáng và 6 vân tối.
-
C
6 vân sáng và 6 vân tối.
-
D
5 vân sáng và 5 vân tối.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vị trí vân sáng và vân tối trên màn quan sát: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_s} = \dfrac{{k\lambda D}}{a};\,k \in Z\\{x_t} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right).\dfrac{{\lambda D}}{a};\,k \in Z\end{array} \right.\)
Số vân sáng và vân tối quan sát được bằng số k nguyên thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} < {x_s} < {x_N}\\{x_M} < {x_t} < {x_N}\end{array} \right.\)
Vị trí vân sáng và vân tối:
\(\left\{ \begin{array}{l}{x_s} = \dfrac{{k\lambda D}}{a} = \dfrac{{k.0,6.2}}{{0,6}} = 2k\,\,\left( {mm} \right)\\{x_t} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right).\dfrac{{\lambda D}}{a} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right).\dfrac{{0,6.2}}{{0,6}} = 2.\left( {k + \dfrac{1}{2}} \right)\,\,\left( {mm} \right)\end{array} \right.\)
Số vân sáng và vân tối quan sát được bằng số k nguyên thỏa mãn:
\(\left\{ \begin{array}{l} - 5 < 2k < 8\\ - 5 < 2.\left( {k + \dfrac{1}{2}} \right) < 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2,5 < k < 4 \Rightarrow k = - 2; - 1;0;1;2;3\\ - 3 < k < 3,5 \Rightarrow k = - 2; - 1;0;1;2;3\end{array} \right.\)
Trong khoảng giữa M và N (không tính M và N) có 6 vân sáng và 6 vân tối.
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda \) (\(380nm<\lambda <760nm\)). Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1m. Trên màn, hai điểm A và B là vị trí hai vân sáng đối xứng nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí một vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với các vân giao thoa, AB=6mm và BC=4mm. Giá trị của \(\lambda \)bằng
-
A
500nm
-
B
700nm
-
C
600nm
-
D
400nm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Tại A, B, C đều là vân sáng thì chúng ta có: \(OC=k.i\) (O là vân sáng trung tâm)
Vân sáng được xác định bằng: \(i=\frac{\lambda D}{a}\)
Theo giả thiết A, B là vị trí hai vân sáng đối xứng nhau qua vân trung tâm nên:
OA = OB = AB/2 = 3 mm
BC = 4 mm \(\Rightarrow \) OC = 4 – 3 = 1 mm.
Tại C có vân sáng nên: \(OC=k.i=k.\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow \lambda =\frac{OC.a}{kD}=\frac{1000}{k}\left( nm \right)\)
Mà: \(380nm<\lambda <760nm\Rightarrow 1,3<k<2,6\Rightarrow k=2\Leftrightarrow \lambda =500nm\)
Đề thi THPT QG - 2020
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là 2,4 mm. Khoảng vân trên màn là
-
A
1,60 mm.
-
B
0,6 mm.
-
C
1,2 mm.
-
D
0,8 mm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp là \(\left( {n - 1} \right)i\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 1m, khoảng vân đo được là 2mm. Bước sóng ánh sáng này là
-
A
\(1,{5.10^{ - 7}}m\)
-
B
\({3.10^{ - 7}}m\)
-
C
\({6.10^{ - 7}}m\)
-
D
\({7.10^{ - 7}}m\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Công thức tính khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Ta có khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
\( \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{0,{{3.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 3}}}}{1} = {6.10^{ - 7}}m\)