Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá là
-
A
Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.
-
B
Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
-
C
Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh.
-
D
Cả A, B và C.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa là:
+ Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.
+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
+ Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh.
Sau khi ăn thức ăn còn bám ở răng sẽ
-
A
làm cho nước bọt tiết nhiều hơn nên dễ tiêu hoá thức ăn.
-
B
làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hoá thức ăn.
-
C
tạo môi trường axit phá huỷ men răng.
-
D
tạo môi trường kiềm phá huỷ men răng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Thức ăn thừa còn bám ở răng sẽ tạo môi trường axit phá huỷ men răng.
Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn ?
-
A
Uống nước lọc
-
B
Ăn kem
-
C
Uống sinh tố bằng ống hút
-
D
Ăn rau xanh
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Ăn kem có thể gây hại cho men răng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
-
A
Lớp dưới niêm mạc
-
B
Lớp niêm mạc
-
C
Lớp cơ
-
D
Lớp màng bọc
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Dạ dày, tá tràng bị viêm loét do dòng vi khuẩn Helicobacter pylori ký sinh ở lớp dưới niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Loại vi khuẩn nào dưới đây kí sinh trên ống tiêu hoá của người ?
-
A
Vi khuẩn gây bệnh lao
-
B
Vi khuẩn gây bệnh thương hàn
-
C
Vi khuẩn gây bệnh giang mai
-
D
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Vi khuẩn gây bệnh thương hàn kí sinh trên ống tiêu hoá của người.
Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ?
-
A
Rượu trắng
-
B
Nước lọc
-
C
Nước khoáng
-
D
Nước ép trái cây
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Rượu trắng gây hại cho gan.
Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
-
A
mắc bệnh sởi.
-
B
nhiễm giun sán.
-
C
mắc bệnh lậu.
-
D
nổi mề đay.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ nhiễm giun sán.
Ở lớp 7 chúng ta đã học về giun đũa, giun kim, giun móc câu. Khi cơ thể người bị nhiễm các loại giun này sẽ gây ra
-
A
Suy dinh dưỡng
-
B
Tắc ruột
-
C
Đau bụng
-
D
Cả A,B,C
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Người bị nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc câu có thể bị suy dinh dưỡng (do giun hút chất dinh dưỡng), bị tắc ruột, đau bụng (do nhiều giun, chúng chui rúc vào các đường ống).
Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây ?
-
A
Ăn uống không đúng bữa, ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng.
-
B
Căng thẳng thần kinh kéo dài
-
C
Vi khuẩn kí sinh dẫn đến viêm loét
-
D
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ cả ba nguyên nhân A, B, C.
Trong khẩu phần ăn nếu có nhiều tinh bột, protein, chất béo mà ít chất xơ có thể gây ra bệnh
-
A
Đau dạ dày
-
B
Táo bón
-
C
Viêm ruột thừa
-
D
Tiêu chảy
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Trong khẩu phần ăn nếu có nhiều tinh bột, protein, chất béo mà ít chất xơ có thể gây ra bệnh táo bón, người bệnh sẽ khó đại tiện, gây khó chịu, đau rát hậu môn có thể gây xuất huyết hậu môn, có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Để răng chắc khoẻ, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung
-
A
lưu huỳnh và phôtpho.
-
B
magiê và sắt.
-
C
canxi và fluo.
-
D
canxi và phôtpho.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Để răng chắc khoẻ, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung canxi và fluo.
Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?
-
A
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
-
B
Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
-
C
Ăn chậm, nhai kĩ
-
D
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Cả A, B, C đều giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn
Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón ?
1. Ăn nhiều rau xanh
2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin
3. Uống nhiều nước
4. Uống chè đặc
-
A
2, 3
-
B
1, 3
-
C
1, 2
-
D
1, 2, 3
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Để cải thiện tình trạng táo bón, chúng ta cần ăn nhiều rau xanh, hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin, uống nhiều nước.
Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ?
-
A
Nước giải khát có ga
-
B
Xúc xích
-
C
Lạp xưởng
-
D
Khoai lang
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Khoai lang tốt cho hệ tiêu hoá.
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả để tránh nhiễm các loại giun, sán
-
A
Ăn chín uống sôi
-
B
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-
C
Ngâm rau sống bằng nước muối trước khi ăn
-
D
Cả A, B, C
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Cả ba biện pháp trên đều góp phần phòng tránh nhiễm các loại giun sán qua đường tiêu hóa.
Ăn uống hợp vệ sinh là:
-
A
Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.
-
B
Ăn rau sống và hoa quả đã rửa sạch.
-
C
Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu hoặc bị ruồi, gián bám vào.
-
D
Cả A, B và C đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Ăn uống hợp vệ sinh là:
+ Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.
+ Ăn rau sống và hoa quả đã rửa sạch.
+ Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu hoặc bị ruồi, gián bám vào.