Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:
-
A
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện
-
B
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt
-
C
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu
-
D
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Các bộ phận chính của máy biến áp:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
Chọn phát biểu đúng.
-
A
Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
-
B
Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều
-
C
Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế
-
D
Máy biến thế gồm một cuộn dây và mội lõi sắt
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
A - đúng
B, C - sai vì: Không thể dùng dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được
D - sai vì: Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau và một lõi sắt
Máy biến thế là thiết bị:
-
A
Giữ hiệu điện thế không đổi.
-
B
Giữ cường độ dòng điện không đổi.
-
C
Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
-
D
Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện
-
A
Xoay chiều
-
B
Một chiều không đổi.
-
C
Xoay chiều và cả một chiều không đổi
-
D
Không đổi.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Máy biến thế dùng để:
-
A
Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều
-
B
Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều
-
C
Tạo ra dòng điện một chiều
-
D
Tạo ra dòng điện xoay chiều
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Máy biến thế dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều
+ Tăng hiệu điện thế => máy tăng thế
+ Giảm hiệu điện thế => máy hạ thế
Máy biến thế có cuộn dây
-
A
Đưa điện vào là cuộn sơ cấp
-
B
Đưa điện vào là cuộn cung cấp
-
C
Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
-
D
Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế
-
A
Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp
-
B
Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.
-
C
Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp
-
D
Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} > {U_2}} \right)\) ta có máy hạ thế
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} < {U_2}} \right)\) ta có máy tăng thế
=> Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp
Trong máy biến thế :
-
A
Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp.
-
B
Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp.
-
C
Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp.
-
D
Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ:
-
A
Luôn giảm
-
B
Luôn tăng
-
C
Biến thiên
-
D
Không biến thiên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khi đặt vào hai dầy cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì sẽ tạo ra trọng cuộn dây đó một dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành nam châm có từ trường biến thiên.
Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:
-
A
Chỉ có thể tăng
-
B
Chỉ có thể giảm
-
C
Không thể biến thiên
-
D
Không được tạo ra.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Vì máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nghĩa là dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của ống dây dẫn biến thiên.
Trong khi đó, khi dòng điện một chiều chạy qua khung dây của máy biến thế thì từ trường sinh ra là từ trường không đổi ( nghĩa là số đường sức từ không biến thiên ), từ trường không đổi này đi qua tiết diện S của ống dây ( không thỏa mãn điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng ) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng ( ở cuộn thứ cấp ).
Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
-
A
Có dòng điện một chiều không đổi.
-
B
Có dòng điện một chiều biến đổi.
-
C
Có dòng điện xoay chiều.
-
D
Vẫn không xuất hiện dòng điện.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Vì dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra một từ trường không đổi, dẫn đến số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không đổi. Khi đó trong cuộn thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.
Gọi \({n_1};{U_1}\) là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi \({n_2};{U_2}\) là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là:
-
A
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
B
\({U_1}{n_1} = {U_2}{n_2}\)
-
C
\({U_1} + {U_2} = {n_1} + {n_2}\)
-
D
\({U_1} - {U_2} = {n_1} - {n_2}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Với \({n_1},{n_2}\) lần lượt là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; \({U_1},{U_2}\) là hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế ta có biểu thức không đúng là:
-
A
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
-
B
$\dfrac{{{U_1}}}{{{n_1}}} = \dfrac{{{U_2}}}{{{n_2}}}$
-
C
\({U_1}{n_2} = {U_2}{n_1}\)
-
D
\({U_1} = \dfrac{{{U_2}{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A
Giảm 3 lần
-
B
Tăng 3 lần
-
C
Giảm 6 lần
-
D
Tăng 6 lần.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 3 \to {U_2} = \dfrac{{{U_1}}}{3}\)
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A
Giảm 3 lần
-
B
Tăng 3 lần
-
C
Giảm 6 lần
-
D
Tăng 6 lần
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng biểu thức: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{3} \to {U_2} = 3{U_1}\)
Để nâng hiệu điện thế từ \(U = 25000V\) lên đến hiệu điện thế \(U' = 500000V\), thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là:
-
A
\(0,005\)
-
B
\(0,05\)
-
C
\(0,5\)
-
D
\(5\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{25000}}{{500000}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{20}} = 0,05\)
Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức \(24V\) ở nguồn điện có hiệu điện thế \(220V\) phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là:
-
A
Sơ cấp \(3458\) vòng, thứ cấp \(380\) vòng
-
B
Sơ cấp \(380\) vòng, thứ cấp \(3458\) vòng
-
C
Sơ cấp \(360\) vòng, thứ cấp \(3300\) vòng
-
D
Sơ cấp \(3300\) vòng, thứ cấp \(360\) vòng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{220}}{{24}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\\ \to \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{55}}{6}\end{array}\)
=> Số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp
=>Dùng máy tính kiểm tra các phương án A và D thấy phương án D thỏa mãn: \(\dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{55}}{6}\)
Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có \(4400\) vòng và cuộn thứ cấp có \(240\) vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là \(220V\), thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:
-
A
\(50V\)
-
B
\(120V\)
-
C
\(12V\)
-
D
\(60V\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{4400}}{{240}} = \dfrac{{55}}{3}\\ \to {U_2} = \dfrac{3}{{55}}{U_1} = \dfrac{3}{{55}}.220 = 12V\end{array}\)
Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có \(1500\) vòng và \(150\) vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là \(220V\), thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:
-
A
\(22000V\)
-
B
\(2200V\)
-
C
\(22V\)
-
D
\(2,2V\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{1500}}{{150}} = 10\\ \to {U_1} = 10{U_2} = 10.220 = 2200V\end{array}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là \(220V\) và \(12V\). Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là \(440\) vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là:
-
A
\(240\) vòng
-
B
\(60\) vòng
-
C
\(24\) vòng
-
D
\(6\) vòng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có:
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \to {n_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}}{n_1} = \dfrac{{12}}{{220}}440 = 24\) vòng
Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây là
-
A
82,64W
-
B
1100W
-
C
826,44W
-
D
9,1W
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Công suất hao phí: \(\Delta P = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}P = 1000kW\\R = 10\Omega \\U = 110kV\end{array} \right. \Rightarrow \Delta P = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = 826,44W\)
Để giảm hao phí trên đường dây khi truyền tải điện người ta thường dùng cách nào?
-
A
Giảm điện trở R.
-
B
Giảm công suất nguồn điện.
-
C
Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn điện.
-
D
Câu A, B, C đều đúng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Công thức tính công suất hao phí: \(\Delta P = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)
Công suất hao phí trên đường dây khi truyền tải: \(\Delta P = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta P \sim R\\\Delta P \sim \dfrac{1}{{{U^2}}}\end{array} \right.\)
Cách thứ nhất : giảm điện trở R của đường dây. Đây là cách làm tốn kém vì phải tăng tiết diện của dây, do đó tốn nhiều kim loại làm dây và phải tăng sức chịu đựng của các cột điện.
Cách thứ hai: tăng điện áp U ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu thụ điện tới giá trị cần thiết. Cách này có thể thực hiện đơn giản bằng máy biến áp, do đó được áp dụng rộng rãi.