Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo …. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo ….”
-
A
biến dạng, tự trở về hình dạng ban đầu.
-
B
dãn ra, ngắn lại
-
C
biến dạng, ngắn lại
-
D
nén lại, dài ra
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
“Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.”
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với …”
-
A
độ cứng của lò xo
-
B
khối lượng vật treo
-
C
độ biến dạng của lò xo
-
D
độ cao vật treo
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo”.
Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:
-
A
Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu
-
B
Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu
-
C
Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu
-
D
Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi, nếu vượt qua giới hạn đó, lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu.
Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu được.
Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:
-
A
\(\Delta l = {l_0} - l\)
-
B
\(\Delta l = l - {l_0}\)
-
C
\(\Delta l = \dfrac{l}{{{l_0}}}\)
-
D
\(\Delta l = l.{l_0}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)
-
A
cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
-
B
cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn
-
C
cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn
-
D
cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2.
Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?
-
A
vạch thứ 3
-
B
vạch thứ 4
-
C
vạch thứ 2
-
D
vạch thứ 5
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2 => 50 g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 1.
Suy ra: treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ thêm 1 vạch => vạch thứ 3.
Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
-
A
150 g
-
B
200 g
-
C
250 g
-
D
300 g
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Ta có: 50 g => 1 vạch
Suy ra: 5 vạch tương ứng với 5.50 = 250 g
Lò xo không bị biến dạng khi:
-
A
dùng tay kéo dãn lò xo
-
B
dùng tay ép chặt lò xo
-
C
kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
-
D
dùng tay nâng lò xo lên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
- dùng tay kéo dãn lò xo => lò xo bị dãn
- dùng tay ép chặt lò xo => lò xo bị nén
- kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo => lò xo bị biến dạng dãn hoặc nén
- dùng tay nâng lò xo lên => lò xo không biến dạng
Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\) thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\).
-
A
\({m_1} > {m_2} > {m_3}\)
-
B
\({m_1} = {m_2} = {m_3}\)
-
C
\({m_1} < {m_2} < {m_3}\)
-
D
\({m_2} > {m_1} > {m_3}\)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Do độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên ta có: lò xo nào dãn càng nhiều thì sẽ có khối lượng càng lớn.
Từ hình vẽ ta thấy: \({l_2} > {l_1} > {l_3}\) suy ra \({m_2} > {m_1} > {m_3}\).
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?
-
A
12 cm
-
B
13 cm
-
C
13,5 cm
-
D
14 cm
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)
Ta có:
- Treo quả cân 100 g thì lò xo dài 11 cm
- Treo quả cân 200 g thì lò xo dài 11,5 cm
Suy ra: Khi treo thêm quả cân 100g thì độ dãn của lò xo là: \(\Delta l = 11,5 - 11 = 0,5\left( {cm} \right)\).
- Khi treo quả cân 500 g, tức là so với khi treo 100 g thì khối lượng tăng thêm là:
\(\Delta m = 500 - 100 = 4.100 = 400\left( g \right)\)
Mà độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên độ dãn của lò xo khi treo thêm 400g là: \(\Delta l' = 4.\Delta l = 4.0,5 = 2cm\)
Vậy nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng:
\(l = 11 + 2 = 13cm\)