Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học

  • B

    Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì

  • C

    Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B

  • D

    Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn

  • B

    Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó

  • C

    Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó

  • D

    Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

B. Sai vì số thứ tự chu kì = số lớp electron của nguyên tử

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng

  • B

    Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau

  • C

    Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8

  • D

    Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành 1 cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

A. sai, các nguyên tố trong cùng 1 hàng có số lớp electron bằng nhau

B. đúng

C. sai vì bảng tuần hoàn có 16 nhóm

D. sai vì các nguyên tố trong nhóm được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn

  • B

    Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn

  • C

    Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn

  • D

    Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

A. sai vì góc trên bên phải tập trung chủ yếu là phi kim

B. đúng

C. sai vì các nguyên tố khí hiếm nằm ở cuối bảng tuần hoàn

D. sai vì ở cuối bẳng tuần hoàn là các nguyên tố khí hiếm

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA

  • B

    Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA

  • C

    Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các trong trong bảng tuần hoàn

  • D

    Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

C. Sai. Ví dụ nhóm VIIIA là các nguyên tố khí hiếm, không có nguyên tố kim loại

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn

  • B

    Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng

  • C

    Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí

  • D

    Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

A. Sai. Ví dụ thủy ngân tồn tại ở thể lỏng

B. Sai. Ví dụ oxygen tồn tại ở thể khí

C. Đúng

D. Sai. Ví dụ Sulfur tồn tại ở thể rắn

Câu hỏi 7 :

Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?

  • A

    Na, Mg, Al, K

  • B

    K, Na, Mg, Al

  • C

    Al, K, Na, Mg

  • D

    Mg, K, Al, Na

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Quy luật biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố:

- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

- Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.

Lời giải chi tiết :

+ Na và K trong cùng một nhóm, mà điện tích hạt nhân của Na nhỏ hơn điện tích hạt nhân của K nên tính kim loại của Na < K

+ Na, Mg, Al trong cùng một chu kì, mà điện tích hạt nhân của Na < Mg < Al nên tính kim loại của Na > Mg > Al

Theo tính chất bắc cầu, tính kim loại của K > Na > Mg > Al.