Câu hỏi 1 :

Dinh dưỡng khoáng cây trồng, phân loại và vai trò.

Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống
2. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
3. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây
4. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là 1, 2, 3
Ý 4 sai vì các nguyên tố vi lượng không nhất thiết phải có mặt trong các đại phân tử hữu cơ.

Câu hỏi 2 :

Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

  • A

    C, O, Mn, Cl K, S, Fe.

  • B

    Zn, Cl, B, K, Cu, S.

  • C

    C, H, O, N, P, K. S, Ca, Mg.

  • D

    C, H, O, K, Zn, Cu, Fe

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

Câu hỏi 3 :

Ở thực vật, các nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

  • A
    Co, Mo, N, B, Mn
  • B
    B, Mg, Cl, Mo, Cu.
  • C
    Ca, Mo, Cu, Zn, Fe
  • D
    B, Mo, Cu, Ni, Fe.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố vi lượng là : B, Mo, Cu, Ni, Fe

C,H,O,N,Ca, S, P … là nguyên tố đa lượng.

Câu hỏi 4 :

Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì:

  • A

    Chúng hoạt hóa các enzim.

  • B

    Chúng được tích lũy trong hạt

  • C

    Chúng cần cho một số pha sinh trưởng.

  • D

    Chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố vi lượng có vai trò hoạt hóa các enzyme, là thành phần của các enzyme (coenzyme).

Câu hỏi 5 :

Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?

  • A

    Hoạt hóa nhiều e, tổng hợp diệp lục

  • B

    Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa e.

  • C

    Thành phần của Xitôcrôm

  • D

    A và C

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim

Câu hỏi 6 :

Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

  • A

    Là thành phần của Axit nuclêic, ATP

  • B

    Hoạt hóa Enzim.

  • C

    Là thành phần của màng tế bào.

  • D

    Là thành phần của chẩt diệp lục Xitôcrôm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Phốt pho có vai trò là: Thành phần của axit nucleic, ATP, coenzim.

Câu hỏi 7 :

Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như

  • A

    Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

  • B

    Lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

  • C

    Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

  • D

    Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Khi thiếu Photpho, lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

Câu hỏi 8 :

Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

  • A

    Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

  • B

    Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

  • C

    Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

  • D

    Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật là: thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Câu hỏi 9 :

Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

  • A

    Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê

  • B

    Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

  • C

    Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê

  • D

    Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có magiê.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Người ta sẽ so sánh cây đối chứng bình thường với cây thiếu magie.

Lời giải chi tiết :

Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

Câu hỏi 10 :

Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

  • A

    Mg2+

  • B

    Ca2+

  • C

    Fe3+

  • D

    Na+

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Lá cây bị vàng do sự tổng hợp diệp lục không bình thường

Lời giải chi tiết :

Bón magie sẽ giúp lá cây xanh lại, vì cây bị thiếu magie – thành phần của diệp lục làm cho diệp lục không tổng hợp được → lá bị vàng

Câu hỏi 11 :

Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

  • A

    Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

  • B

    Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

  • C

    Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.

  • D

    Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Khi thiếu kali, lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu hỏi 12 :

Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

  • A

    Là thành phần của protein và axit nucleic.

  • B

    Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

  • C

    Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

  • D

    Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Vai trò của kali trong cơ thể thực vật là: Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng

Câu hỏi 13 :

Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những lá già. Nguyên tố khoáng đó là

  • A

    Nitơ.       

  • B

    Canxi.

  • C

    Sắt.      

  • D

    Lưu huỳnh.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Triệu chứng xảy ra do sự phân giải diệp lục ở lá già

Lời giải chi tiết :

Do sự phân giải diệp lục và huy động nguồn nitơ còn lại từ các lá phía dưới (lá già) cho phần phía trên đang tăng trưởng (lá non) cho nên lá già sẽ vàng trước rồi tới lá non.

Câu hỏi 14 :

Cho các thông tin sau:

(1) Bón vôi cho đất chua.

(2) Cày lật úp rạ xuống.

(3) Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn.

(4) Bón nhiều phân vô cơ.

Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là

  • A
    (1),(3),(4) 
  • B
    (1),(2),(3). 
  • C
    (1),(2),(3),(4). 
  • D
    (1),(2),(4).

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là: (1),(2),(3).