Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là
-
A
hạch thần kinh.
-
B
dây thần kinh.
-
C
cúc xináp.
-
D
nơron.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là nơron.
Cấu tạo điển hình của một Nơron gồm ?
-
A
Một thân, một sợi nhánh và nhiều sợi trục
-
B
Một thân, một sợi nhánh và môt sợi trục
-
C
Một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục
-
D
Một thân, nhiều sợi nhánh và nhiều sợi trục
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Cấu tạo điển hình của một Nơron gồm: Một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục
Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục?
-
A
4
-
B
3
-
C
2
-
D
1
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Mỗi nơron có một sợi trục.
Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?
-
A
Thân nơron
-
B
Sợi trục
-
C
Sợi nhánh
-
D
Cúc xináp
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Bao miêlin là cấu trúc nằm trên sợi trục của nơron.
Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?
-
A
Giữa các bao miêlin
-
B
Đầu sợi nhánh
-
C
Cuối sợi trục
-
D
Thân nơron
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Tận cùng của nơron là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các nơron.
Nơron có chức năng gì ?
-
A
Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
-
B
Tiếp nhận và xử lí các kích thích
-
C
Trả lời các kích thích
-
D
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?
-
A
Không có khả năng phân chia
-
B
Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
-
C
Có nhiều sợi trục
-
D
Có một sợi nhánh
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Nơron biệt hóa ở mức độ cao nên mất trung thể và khả năng phân chia.
Tại sao các Nơron không có khả năng phân chia nhưng khi dây thần kinh bị đứt được nối lại vẫn có khả năng phục hồi chức năng như ban đầu?
-
A
Do khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
-
B
Do khả năng tái sinh phần cuối sợi nhánh
-
C
Có nhiều sợi trục
-
D
Có nhiều sợi nhánh
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Nơ ron tuy không phân chia nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương. Chính nhờ vậy khi dây thần kinh bị đứt được nối lại, thì sau một thời gian nhờ hiện tượng tái sinh mà hoạt động thần kinh liên quan đến vùng tổn thương được phục hồi.
Hệ thần kinh gồm
-
A
bộ phận trung ương và ngoại biên.
-
B
bộ não và các cơ.
-
C
tủy sống và tim mạch.
-
D
tủy sống và hệ cơ xương.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
Ở hệ thần kinh người, bộ phận trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây?
-
A
Tiểu não
-
B
Trụ não
-
C
Tủy sống
-
D
Hạch thần kinh
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Bộ phận trung ương có não và tủy sống.
Hạch thần kinh thuộc bộ phận ngoại biên.
Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh của người gồm
-
A
dây thần kinh và cơ quan thụ cảm.
-
B
dây thần kinh và hạch thần kinh.
-
C
hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm.
-
D
dây thần kinh, hạch thần kinh và cơ quan thụ cảm.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh của người gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.
Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?
-
A
Cấu tạo
-
B
Chức năng
-
C
Tần suất hoạt động
-
D
Thời gian hoạt động
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân biệt thành:
- Hệ thần kinh cơ xương (vận động)
- Hệ thần kinh sinh dưỡng
Điều khiển hoạt động của cơ vân là do:
-
A
Hệ thần kinh vận động
-
B
Hệ thần kinh sinh dưỡng
-
C
Thân nơron
-
D
Sợi trục
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Điều khiển hoạt động của cơ vân là do hệ thần kinh vận động.
Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:
-
A
Hệ thần kinh vận động
-
B
Hệ thần kinh sinh dưỡng
-
C
Thân nơron
-
D
Sợi trục
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Điều khiển hoạt động của các nội quan là do hệ thần kinh sinh dưỡng.