Câu hỏi 1 :

Chọn câu sai.

  • A

    Góc là hình gồm hai tia chung gốc

  • B

    Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt

  • C

    Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau

  • D

    Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về góc và so sánh hai góc

Để so sánh hai góc ta so sánh số đo của chúng

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 + Góc là hình gồm hai tia chung gốc nên A đúng

+ Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau nên B sai vì hai tia chung gốc chưa chắc đã đối nhau

+ Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau nên C đúng

+ Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau nên D đúng

Câu hỏi 2 :

Chọn câu sai.

  • A

    Góc vuông là góc có số đo bằng \(90^\circ \)

  • B

    Góc có số đo lớn hơn \(0^\circ \) và nhỏ hơn \(90^\circ \) là góc nhọn

  • C

    Góc tù là góc có số đo lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \)

  • D

    Góc có số đo nhỏ hơn \(180^\circ \) là góc tù

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Ta có góc vuông là góc có số đo bằng \(90^\circ \); Góc có số đo lớn hơn \(0^\circ \) và nhỏ hơn \(90^\circ \) là góc nhọn

và góc tù là góc có số đo lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \) nên A, B, C đều đúng.

Góc có số đo nhỏ hơn \(180^\circ \) là góc tù là sai vì góc nhọn, góc vuông đều có số đo nhỏ hơn \(180^\circ .\)

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Góc có số đo \(120^\circ \) là góc vuông

  • B

    Góc có số đo \(80^\circ \) là góc tù

  • C

    Góc có số đo \(100^\circ \) là góc nhọn

  • D

    Góc có số đo \(150^\circ \) là góc tù      

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Ta sử dụng các kiến thức:

Góc vuông là góc có số đo bằng \(90^\circ \);

 Góc có số đo lớn hơn \(0^\circ \) và nhỏ hơn \(90^\circ \) là góc nhọn

Góc tù là góc có số đo lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \)

Lời giải chi tiết :

+ Vì \(90^\circ  < 120^\circ  < 180^\circ \)  nên góc có số đo \(120^\circ \) là góc tù, do đó A sai

+ Vì \(0^\circ  < 80^\circ  < 90^\circ \) nên góc có số đo \(80^\circ \) là góc  nhọn, do đó B sai

+ Vì \(90^\circ  < 100^\circ  < 180^\circ \) nên góc có số đo \(100^\circ \) là góc tù, do đó C sai

+ Vì \(90^\circ  < 150^\circ  < 180^\circ \) nên góc có số đo \(150^\circ \) là góc tù, do đó D đúng

Câu hỏi 4 :

Cho  \(9\) tia chung gốc  (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là

  • A

    \(16\)   

  • B

    \(72\)   

  • C

    \(36\)      

  • D

    \(42\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Ta sử dụng kiến thức:

Nếu có \(n\,\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau)  thì số lượng góc tạo thành là \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

Lời giải chi tiết :

Số góc tạo thành là \(\dfrac{{9.\left( {9 - 1} \right)}}{2} = 36\) góc.

Câu hỏi 5 :

Góc trên hình có số đo bao nhiêu độ

  • A

    \(50^\circ \)    

  • B

    \(40^\circ \)

  • C

    \(60^\circ \)      

  • D

    \(130^\circ \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Quan sát số chỉ giá trị ở vòng trong thước đo độ

Lời giải chi tiết :

Góc trên hình có số đo \(50^\circ .\)

Câu hỏi 6 :

Cho hình vẽ sau

Chọn câu đúng.

  • A

    \(\widehat {xOy}\), đỉnh \(O\) , cạnh \(Ox\)  và \(Oy\) .

  • B

    \(\widehat {xyO}\), đỉnh \(O\) , cạnh \(Ox\)  và \(Oy\) .

  • C

    \(\widehat {Oxy}\), đỉnh \(O\) , cạnh \(Ox\)  và \(Oy\) .

  • D

    \(\widehat {xOy}\), đỉnh \(y\) , cạnh \(Ox\)  và \(Oy\) .

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Áp dụng cách đọc góc, phân biệt được đỉnh và cạnh của góc.

Lời giải chi tiết :

Góc trên hình là góc \(\widehat {xOy}\), đỉnh \(O\) , cạnh \(Ox\)  và \(Oy\) .

Câu hỏi 7 :

Kể tên các  góc có trên hình vẽ

  • A

    \(\widehat {MON}\)              

  • B

    \(\widehat {MON};\widehat {NOP};\,\widehat {MOP}\)                             

  • C

    \(\widehat {MON};\widehat {NOP}\)      

  • D

    \(\widehat {NOP};\,\widehat {MOP}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ, xác định các tia phân biệt chung gốc \(O\) từ đó tìm các góc tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Các góc tạo thành là: \(\widehat {MON};\widehat {NOP};\,\widehat {MOP}\)

Câu hỏi 8 :

Kể tên tất cả các góc có một cạnh là \(Om\) có trên hình vẽ sau

  • A

    \(\widehat {xOm};\,\widehat {mOn}\)                      

  • B

    \(\,\widehat {mOn}\)

  • C

    \(\widehat {xOm};\,\widehat {mOn};\widehat {mOy};\widehat {xOy}\)      

  • D

    \(\widehat {xOm};\,\widehat {mOn};\widehat {mOy}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xác định các tia chung gốc \(O\) từ đó xác định các góc có một cạnh là \(Om.\)

Lời giải chi tiết :

Các góc cần tìm là \(\widehat {xOm};\,\widehat {mOn};\widehat {mOy}\) .

Câu hỏi 9 :

Cho \(\widehat {xOm} = 45^\circ \) và góc \(xOm\) bằng góc \(yAn\). Khi đó số đo góc \(yAn\) bằng

  • A

    \(50^\circ \)    

  • B

    \(40^\circ \)

  • C

    \(45^\circ \)      

  • D

    \(30^\circ \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng: Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau

Lời giải chi tiết :

Vì \(\widehat {xOm} = \widehat {yAn}\) mà \(\widehat {xOm} = 45^\circ \) nên \(\widehat {yAn} = 45^\circ .\)

Câu hỏi 10 :

Cho các góc sau \(\widehat A = 30^\circ ;\,\widehat B = 60^\circ ;\,\widehat C = 110^\circ ;\widehat D = 90^\circ \). Chọn câu sai.

  • A

    \(\widehat B < \widehat D\) 

  • B

    \(\widehat C < \widehat D\)

  • C

    \(\widehat A < \widehat B\)      

  • D

    \(\widehat B < \widehat C\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Trong hai góc: Góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Ta có

+) \(60^\circ  < 90^\circ \) nên \(\widehat B < \widehat D\) suy ra A đúng.

+) \(110^\circ  > 90^\circ \)  nên  \(\widehat C > \widehat D\)  suy ra B sai

+) \(30^\circ  < 60^\circ \) nên \(\widehat A < \widehat B\) suy ra C đúng.

+) \(60^\circ  < 110^\circ \) nên \(\widehat B < \widehat C\) suy ra D đúng.

Câu hỏi 11 :

Gọi \(O\) là giao điểm của ba đường thẳng \(xy;zt;uv\). Kể tên các góc bẹt đỉnh \(O.\)

  • A

    \(\widehat {xOu};\,\widehat {uOt};\,\widehat {tOx}\) 

  • B

    \(\widehat {xOy};\,\widehat {uOv};\,\widehat {zOt}\)        

  • C

    \(\widehat {xOy};\,\widehat {uOv}\)      

  • D

    \(\,\widehat {uOv};\,\widehat {zOt}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xác định các tia phân biệt đối nhau từ đó kể tên các góc bẹt.

Lời giải chi tiết :

Các tia \(Ox\) và \(Oy;\) \(Oz\) và \(Ot;Ou\) và \(Ov\) là hai tia đối nhau nên các góc bẹt có đỉnh \(O\)  tạo thành là

\(\widehat {xOy};\,\widehat {uOv};\,\widehat {zOt}\) .

Câu hỏi 12 :

Cho \(n\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có \(28\) góc tạo thành thì \(n\) bằng bao nhiêu?

  • A

    \(8\) 

  • B

    \(7\)

  • C

    \(6\)      

  • D

    \(9\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng:

Nếu có \(n\,\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau)  thì số lượng góc tạo thành là \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

Từ đó tìm ra \(n.\)

Lời giải chi tiết :

Từ đề bài ta có \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} = 28\) nên \(n\left( {n - 1} \right) = 56\) mà \(56 = 8.7\), lại có $(n-1)$ và $n$ là hai số tự nhiên liên tiếp nên \(n = 8.\)

Vậy \(n = 8.\)

Câu hỏi 13 :

Cho trước \(4\) tia chung gốc \(O.\) Vẽ thêm \(3\) tia gốc \(O\) không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh \(O?\)

  • A

    \(3\) 

  • B

    \(6\)

  • C

    \(15\)      

  • D

    \(18\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Ta sử dụng công thức:  Nếu có \(n\,\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau)  thì số lượng góc tạo thành là \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

+ Tính số góc ban đầu

+ Tính số góc sau khi thêm

+ Tính số góc tăng thêm

Lời giải chi tiết :

Số góc tạo thành khi có \(4\) tia chung gốc là \(\dfrac{{4.\left( {4 - 1} \right)}}{2} = 6\) góc

Số góc tạo thành khi có thêm ba tia chung gốc \(O\) nữa là \(\dfrac{{7.\left( {7 - 1} \right)}}{2} = 21\) góc

Số góc tăng thêm là \(21 - 6 = 15\) góc

Câu hỏi 14 :

Giả sử có \(n\left( {n \ge 2} \right)\) đường thẳng đồng qui tại \(O\) thì số góc tạo thành là

  • A

    \(2n\left( {n - 1} \right)\) 

  • B

    \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

  • C

    \(2n\left( {2n - 1} \right)\)      

  • D

    \(n\left( {2n - 1} \right)\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

+ Xác định số lượng các tia phân biệt chung gốc \(O.\)

+ Tính góc theo công thức: Nếu có \(n\,\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau)  thì số lượng góc tạo thành là \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

Lời giải chi tiết :

Vì có \(n\left( {n \ge 2} \right)\) đường thẳng đồng qui tại \(O\) nên số các tia chung gốc tạo thành là \(2n\) tia.

Số góc tạo thành là \(\dfrac{{2n\left( {2n - 1} \right)}}{2} = n\left( {2n - 1} \right)\) góc.

Câu hỏi 15 :

Cho góc \(xOy\) khác góc bẹt, tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\). Tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oz\). Lấy điểm \(A \in Ox;\,B \in Oy\), đường thẳng \(AB\) cắt tia \(Oz;Ot\) theo thứ tự tại \(M;N\). Chọn câu sai.

  • A

    Điểm \(N\) nằm trong góc \(xOz.\)

  • B

    Điểm \(M\) nằm trong góc \(yOt.\)

  • C

    Điểm \(A\) nằm trong góc \(tOz.\)

  • D

    Cả A, B đều đúng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Sử dụng: Khi hai tia \(Ox;Oy\) không đối nhau, điểm \(M\) là điểm nằm bên trong góc \(xOy\) nếu tia \(OM\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\).

Lời giải chi tiết :

Tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oz\) mà điểm \(N\) thuộc tia \(Ot\) nên điểm \(N\) nằm trong góc \(xOz\). Do đó A đúng.

Tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oz\) nên điểm \(N\) và điểm \(A\) nằm cùng phía đối với điểm \(M.\)

Tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oy\) nên điểm \(A;B\)  nằm khác phía đối với điểm \(M.\) Suy ra điểm \(N\) và điểm \(B\) nằm khác phía đối với điểm \(M\), do đó điểm \(M\) nằm trong góc \(yOt.\) Do đó B đúng, D đúng.

Vì \(A \in Ox\) và tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Ox;Oz\) nên điểm \(A\) không nằm trong góc \(tOz.\) Do đó C sai.