Hai khổ thơ đầu bài thơ Đò Lèn, Nguyễn Duy đã tái hiện lại:
-
A
Những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.
-
B
Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý
-
C
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.
Những trò chơi tuổi thơ nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ Đò Lèn?
-
A
Bắt chim
-
B
Trộm nhãn
-
C
Câu cá
-
D
Tất cả các đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Niềm vui thích của tác giả với những trò chơi tuổi thơ: bắt chim, trộm nhãn, câu cá.
Việc gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ thể hiện tâm trạng, thái độ gì của tác giả Nguyễn Duy?
-
A
Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu
-
B
Cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà
-
C
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Ý nghĩa:
- Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu
- Cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà
Những câu thơ nào dưới đây tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý của tác giả Nguyễn Duy?
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò của xúc tép ở đồng Quan”
“bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
“thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”
Tất cả các đáp án trên
Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh người bà âm thầm vượt qua mọi khó khăn, cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy cháu mồ côi, nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
=> Đó là những nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
Nội dung dưới đây về bài thơ Đò Lèn đúng hay sai?
“Hình ảnh người bà hiền lành, đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà”
- Đúng
- Bà là một phần của tuổi thơ cháu. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những “cái cò” lặn lội trong cuộc đời.
Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi” mang hàm nghĩa:
-
A
Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ
-
B
Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở
-
C
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi” mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương xứ sở.
Câu thơ cuối của bài thơ Đò Lèn thể hiện điều gì?
-
A
Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ
-
B
Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở
-
C
Cả hai đáp án trên đều đúng
-
D
Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Câu thơ cuối bài thơ “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi” man mác buồn, mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian, vũ trụ. Đồng thời thể hiện nỗi ân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không thể chăm sóc bà.
Tên một bài thơ em đã được học kể vể hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1?
-
A
Bếp lửa
-
B
Ánh trăng
-
C
Làng
-
D
Chiếc lược ngà
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Tác giả: Bằng Việt
- Bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước