Câu hỏi 1 :

Ông già và biển cả của tác giả nào?

  • A

    Sê – khốp

  • B

    Sô – lô – khốp

  • C

    Hê – minh – uê

  • D

    Puskin

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Câu hỏi 2 :

Ông già và biển cả của tác giả nào?

  • A

    Sê – khốp

  • B

    Sô – lô – khốp

  • C

    Hê – minh – uê

  • D

    Puskin

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Câu hỏi 3 :

Tác phẩm Ông già và biển cả thuộc thể loại:

  • A

    Kịch

  • B

    Truyện ngắn

  • C

    Truyện vừa

  • D

    Tiểu thuyết

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Tiểu thuyết ngắn Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Câu hỏi 4 :

Tiểu thuyết Ông già và biển cả được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1952

  • B

    1953

  • C

    1954

  • D

    1955

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Ông già và biển cả được sáng tác năm 1952.

Câu hỏi 5 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về tiểu thuyết Ông già và biển cả đúng hay sai?

Ông già và biển cả là một kết tinh tiêu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê”.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Ông già và biển cả là một kết tinh tiểu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

Câu hỏi 6 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Đoạn trích Ông già và biển cả (SGK/127) nằm ở vị trí nào của tác phẩm?

Phần đầu tác phẩm Ông già và biển cả

Phần giữa tác phẩm Ông già và biển cả

Phần cuối tác phẩm Ông già và biển cả

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Phần cuối tác phẩm Ông già và biển cả

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm, kể việc lão Xan-ti-a-go đuổi theo và bắt được con cá kiếm.

Câu hỏi 7 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo đến điểm sắt đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. [...] Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”.

  • A

    Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

  • B

    Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về bờ

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

Câu hỏi 8 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thuyền xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công”.

  • A

    Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

  • B

    Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá kiếm về bờ.

Câu hỏi 9 :

Giá trị nội dung của tiểu thuyết Ông già và biển cả:

  • A

    Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

  • B

    Từ hai hình tượng “nhân vật” chính thấy được các lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn, thể hiện nguyên lí sáng tác của Hê-minh-uê: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung tiểu thuyết Ông già và biển cả: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng đẹp về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

Câu hỏi 10 :

Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Ông già và biển cả?

  • A

    Bút pháp hiện thực táo báo

  • B

    Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

  • C

    Hình tượng được chọn lựa kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

  • D

    Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

* Giá trị nghệ thuật:

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

- Hình tượng được chọn lựa kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

Câu hỏi 11 :

Tiểu thuyết Ông già và biển cả được sáng tác sau 10 năm tác giả Hê-minh-uê sống ở:

  • A

    Itali

  • B

    Đức

  • C

    Cuba

  • D

    Pháp

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ông già và biển cả ra đời năm 1952, sau 10 năm tác giả sống ở Cuba