Câu hỏi 1 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

  • A

    1930 

  • B

    1923

  • C

    1911

  • D

    1912

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 

Câu hỏi 2 :
Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối năm ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ỏ cột B?

A.     1890 

B.    1911

C.    1930 

D.   1941

E.   1942

F.   1945

1.  Năm sinh của Bác.

2.  Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

3.  Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.  Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.

5.  Người ra đi tìm đường cứu nước.

6.  Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.

Đáp án của giáo viên lời giải hay

A.     1890 

1.  Năm sinh của Bác.

B.    1911

5.  Người ra đi tìm đường cứu nước.

C.    1930 

3.  Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D.   1941

2.  Chủ tịch HCM về nước, lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

E.   1942

4.  Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt.

F.   1945

6.  Chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.

Lời giải chi tiết :

   -1890: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.

   - 1911: Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 

   - 1930: Ngày 3/2 Đảng Cộng sản Việt Nam được thanh lập

   - 1941: Ngày 8/2  Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đặt căn cứ tại  Pác Pó. Lãnh đạo phong trào CM nhân dân.

   - 1942: Ngày 13-8-1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc dời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh

   - 1945: 19/8 CMT8 giành thắng lợi, 2/9 Chủ tịch HCM đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu hỏi 3 :

Đáp án nào này dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hính thức của tác phẩm.

  • B

    Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc

  • C

    Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"

  • D

    Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

      + Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.

      + Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .

       + Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).

Câu hỏi 4 :

Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    “Vi hành”

  • B

    “Pari”

  • C

    “Con người biết mùi hun khói”  

  • D

    “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" là tác phẩm thuộc văn bản chính luận.

Câu hỏi 5 :

Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?

  • A

    Truyện

  • B

    Văn chính luận

  • C

  • D

    Thơ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại văn chính luận.

Câu hỏi 6 :
Con hãy kéo thả các từ (cụm từ); số/phân số; hình... vào cột thích hợp

Kéo thả các tác phẩm dưới đây vào ô thích hợp:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Chùm thơ Việt Bắc

Bản ánh chế độ thực dân Pháp

Tuyên ngôn độc lập

Nhật ký chìm tàu

Nhật ký trong tù

Lời than vãn của bà Trưng Trắc

Vi hành

Văn chính luận
Truyện, kí
Thơ ca
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Bản ánh chế độ thực dân Pháp

Tuyên ngôn độc lập

Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu

Lời than vãn của bà Trưng Trắc

Vi hành

Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc

Nhật ký trong tù

Lời giải chi tiết :

 

Thể loại

Tác phẩm

Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập

 Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành

 Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc, Nhật ký trong tù

 

Câu hỏi 7 :

Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm nào?

  • A

    1945

  • B

    1930

  • C

    1946

  • D

    1932

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm 1946.

Câu hỏi 8 :

Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chĩ Minh?

  • A

    Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

  • B

    Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

  • C

    Giàu tính luận chiến.

  • D

    Giọng điệu uyển chuyển.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

Câu hỏi 9 :

Đáp án nào dưới đây phù hợp với phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Thống nhất

  • B

    Đa dạng

  • C

    Cả A và B đều đúng.

  • D

    Không có đáp án đúng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính thống nhất: Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác. Về cách viết ngắn gọn.

+ Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu hỏi 10 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C

    Đa dạng các thể loại.

  • D

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.