Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1\) giờ =
phút.
\(1\) giờ =
phút.
Ta có: \(1\) giờ = \(60\) phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(60\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tháng hai (năm nhuận) có
ngày.
Tháng hai (năm nhuận) có
ngày.
Tháng hai có \(28\) ngày, tháng hai năm nhuận có \(29\) ngày.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(29\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3\) giờ =
phút.
\(3\) giờ =
phút.
\(1\) giờ = $60$ phút . Muốn đổi một số từ đơn vị giờ sang phút ta lấy 60 phút nhân với số đó.
Ta có \(1\) giờ $=60$ phút nên \(3\) giờ $ = 60$ phút \( \times \,3\, = \,180\) phút.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(180\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(2,5\) phút =
giây.
\(2,5\) phút =
giây.
\(1\) phút $= 60$ giây. Muốn đổi một số từ đơn vị phút sang giây ta lấy 60 giây nhân với số đó.
Ta có \(1\) phút = $60$ giây nên \(2,5\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,2,5\,\, = \,\,150\) giây
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là \(150\).
\(\dfrac{5}{4}\) ngày \(= \,….\) giờ.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(54\) giờ
B. \(50\) giờ
C. \(30\) giờ
D. \(25\) giờ
C. \(30\) giờ
\(1\) ngày $=\,24$ giờ . Muốn đổi một số từ đơn vị ngày sang giờ ta lấy \(24\) giờ nhân với số đó.
Ta có \(1\) ngày $=\, 24$ giờ.
Do đó, \(\dfrac{5}{4}\) ngày $ = 24$ giờ \( \times \,\dfrac{5}{4}\,=\,30\) giờ.
Vậy \(\dfrac{5}{4}\) ngày \(=\,30\) giờ.
Bạn An nói “\(1,6\) giờ \( = 1\) giờ \(6\) phút”. Vậy An nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
\(1\) giờ = $60$ phút. Muốn đổi một số từ đơn vị giờ sang phút ta lấy \(60\) phút nhân với số đó.
Ta có \(1\) giờ = $60$ phút nên \(1,6\) giờ $ = 60$ phút $ \times \,\,1,6\,\, = \,\,96$ phút \( = 1\) giờ \(36\) phút
Vậy bạn An đã nói sai.
Bạn Hà nói “\(2\) năm \( = 24\) tháng”. Vậy Hà nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
\(1\) năm \( = \,\,12\) tháng. Muốn đổi một số từ đơn vị năm sang tháng ta lấy \(12\) tháng nhân với số đó.
Ta có \(1\) năm \( = \,\,12\) tháng nên \(2\) năm \( = \,\,12\) tháng \( \times \,\,2\, = \,24\) tháng.
Vậy bạn Hà nói đúng.
Một chiếc máy khâu được phát minh năm $1898$. Hỏi chiếc máy khâu đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ \(XVIII\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
D. Thế kỉ $XXI$
B. Thế kỉ \(XIX\)
Từ năm \(1\) đến năm $100$ là thế kỉ một ( thế kỉ $I$)
Từ năm $101$ đến năm \(200\) là thế kỉ hai ( thế kỉ $II$)
...
Từ năm $1801$ đến năm $1900$ là thế kỉ mười chín ( thế kỉ $XIX$)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$)
Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ $XXI$)
Ta có: Từ năm $1801$ đến năm $1900$ là thế kỉ mười chín ( thế kỉ $XIX$).
Do đó, chiếc máy khâu phát minh năm $1898$ thuộc thế kỉ $XIX$.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(155\) phút =
giờ
phút.
\(155\) phút =
giờ
phút.
\(1\) giờ $ = 60$ phút nên ta thực hiện tính phép chia \(155:60\). Thương chính là số giờ còn số dư là số phút.
Ta có:
Vậy \(155\) phút = \(2\) giờ \(35\) phút
Đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(2\,;\,\,35\).
\(5\) năm \(6\) tháng = …. năm.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(66\)
B. \(56\)
C. \(5,6\)
D. \(5,5\)
D. \(5,5\)
- Đổi \(5\) năm \(6\) tháng \( = \,5\) năm \( + \,\,6\) tháng \( = 12\) tháng \( \times \,5\) \( + \,\,6\) tháng \( = \,\,66\) tháng
- Khi đổi một số có đơn vị là tháng sang năm ta chỉ cần lấy số đó chia cho $12$.
Ta có: \(5\) năm \(6\) tháng \( = \,5\) năm \( + \,\,6\) tháng \( = 12\) tháng \( \times \,5\) \( + \,\,6\) tháng \( = \,\,66\) tháng.
Vậy \(66\) tháng \( = 5,5\) năm hay \(5\) năm \(6\) tháng \( = \,5,5\) năm.
Viết số thập phân thích hợp vào ô trống :
\(204\) giây =
phút.
\(204\) giây =
phút.
\(1\) phút $ = 60$ giây. Khi đổi một số có đơn vị là giây sang phút ta chỉ cần lấy số đó chia cho $60$.
Ta có:
\(204\) giây \(=\, 3,4\) phút.
Vậy số thập phân thích hợp điền vào ô trống là \(3,4\).
Điền dấu thích hợp vào ô trống:
\(3,5\) năm
\(35\) tháng
\(3,5\) năm
\(35\) tháng
- Đưa về cùng đơn vị đo thời gian là tháng để so sánh.
- \(1\) năm $ = \,12$ tháng. Để đổi một số có đơn vị đo là năm sang đơn vị đo là tháng ta chỉ việc lấy \(12\) tháng nhân với số đó.
Ta có: \(1\) năm \( = 12\) tháng.
Do đó: \(3,5\) năm \( = 12\) tháng \( \times \,3,5\, = \,42\) tháng.
Mà \(42\) tháng $ > \,35$ tháng nên \(3,5\) năm \( > \,35\) tháng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
An đi từ nhà đến trường hết \(0,45\) giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết
phút.
An đi từ nhà đến trường hết \(0,45\) giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết
phút.
\(1\) giờ \( = 60\) phút.
Tính thời gian An đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta chỉ cần lấy \(60\) phút nhân với \(0,45\).
An đi từ nhà đến trường hết số phút là:
\(60 \times 0,45 = 27\) (phút)
Đáp số: \(27\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(27\).
Quãng đường AB dài $306 m$, một vận động viên chạy hết \(4\) phút \(15\) giây. Hỏi mỗi phút vận động viên đó chạy được bao nhiêu mét ?
A. \(74m\)
B. \(72m\)
C. \(70m\)
D. \(68m\)
B. \(72m\)
- Đổi thời gian vận động viên đó chạy về đơn vị là phút.
\(4\) phút \(15\) giây \( = 4\) phút \( + \,15\) giây \( = 4\) phút \( + \,(\,15:60)\) phút \( = 4\) phút \( + \,0,25\) phút \( = 4,25\) phút.
- Tính quãng đường vận động viên chạy được trong mỗi phút ta lấy quãng đường vận động viên đã chạy chia cho thời gian vận động viên đã chạy.
Đổi \(4\) phút \(15\) giây \( = 4,25\) phút
Mỗi phút vận động viên chạy được số mét là:
\(306:4,25 = 72 \;(m)\)
Đáp số: \(72m\).
Một ô tô được phát minh năm \(1886\). Một chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ \(XVIII\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
D. Thế kỉ $XXI$
C. Thế kỉ \(XX\)
Từ năm \(1\) đến năm $100$ là thế kỉ một ( thế kỉ $I$ )
Từ năm $101$ đến năm 200 là thế kỉ hai ( thế kỉ $II$)
...
Từ năm $1801$ đến năm $1900$ là thế kỉ mười chín ( thế kỉ $XIX$)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$)
Từ năm $2001$ đến năm $2100$ là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ $XXI$)
- Chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm nên tính thời gian phát minh máy bay ta lấy năm phát minh ô tô cộng thêm \(17\) năm. Sau đó dựa vào bảng trên để xác định thế kỉ.
Máy bay được phát minh vào năm:
\(1886 + 17 = 1903\)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$) nên năm \(1903\) thuộc thế kỉ hai mươi.
Do đó, chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ hai mươi (thế kỉ $XX$).
Quãng đường AB dài $3000m$, vận động viên A chạy hết \(12,6\) phút, vận động viên B chạy hết $754$ giây, vận động viên C chạy hết $0,2$ giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất?
A. Vận động viên A
B. Vận động viên B
C. Vận động viên C
C. Vận động viên C
- Đổi các đơn vị thời gian về cùng một đơn vị (có thể đổi về cùng đơn vị là giờ, phút hoặc giây…)
- So sánh thời gian các vận động viên đã chạy, thời gian của ai ít nhất thì người đó chạy nhanh nhất.
Ta có:
\(12,6\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,12,6\,\, = \,\,756\) giây;
\(0,2\) giờ $ = 60$ phút \( \times \,\,0,2\,\, = \,12\,\,\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,12\,\, = \,720\) giây;
Ta thấy: \(720\) giây $ < {\rm{ 754}}$ giây $ < {\rm{ 756}}$ giây.
Hay $0,2$ giờ \( < \,\,\,754\) giây \( < \,\,12,6\) phút.
Vậy vận động viên C chạy nhanh nhất.
Ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) là thứ ba. Hỏi ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) là thứ mấy?
A. Thứ ba
B. Thứ năm
C. Thứ bảy
D. Chủ nhật
B. Thứ năm
- Tính số ngày từ ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) đến ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\).
- Lấy số ngày đó chia cho \(7\) để xác định số tuần và số ngày dư. Sau đó dựa vào đó để lập luận tìm ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) là thứ mấy.
Từ ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) đến ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) có số ngày là:
\(365 \times 2 = 730\) (ngày)
Ta có: \(730:7 = 104\) dư \(2\)
Vì ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) là thứ ba nên ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) là thứ năm.