Tỉ số của \(a\) và \(b\) (\(b\) khác \(0\)) là:
A. \(a + b\)
B. \(a - b\)
C. \(a \times b\)
D. \(a:b\)
D. \(a:b\)
Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Vậy đáp án đúng là \(a:b\).
Tỉ số của \(3\) và \(5\) là:
A. \(3:5\)
B. \(\dfrac{3}{5}\)
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
C. Cả A và B đều đúng
Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Tỉ số của \(3\) và \(5\) là \(3:5\) hay \(\dfrac{3}{5}\).
Vậy cả đáp án A và B đều đúng.
Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Với \(a = 4;\,\,b = 7\) thì tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(4:7\) hay \(\dfrac{4}{7}\).
Tỉ số của \(10\) và \(21\) là \(\dfrac{{21}}{{10}}\). Đúng hay sai?
Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Tỉ số của \(10\) và \(21\) là \(10:21\) hay \(\dfrac{{10}}{{21}}\).
Vậy khẳng định tỉ số của \(10\) và \(21\) là \(\dfrac{{21}}{{10}}\) là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Từ định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)), ta suy ra tỉ số của \(b\) và \(a\) là \(b:a\) hay \(\dfrac{b}{a}\).
Với \(a = 11\,;\,\,b = 15\) thì tỉ số của \(b\) và \(a\) là \(15:11\) hay \(\dfrac{{15}}{{11}}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Số thứ nhất là số lớn nhất có hai chữ số khác nhau. Số thứ hai là số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau. Vậy tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{a}{b}\).
Vậy \(a=\)
; \(b=\)
Số thứ nhất là số lớn nhất có hai chữ số khác nhau. Số thứ hai là số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau. Vậy tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{a}{b}\).
Vậy \(a=\)
; \(b=\)
- Tìm hai số đó.
- Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau là \(98\). Vậy số thứ nhất là \(98\).
Số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là \(103\). Vậy số thứ hai là \(103\).
Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{{98}}{{103}}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(98\,\,;\,\,\,103\).
Một hộp đựng \(7\) quả bóng xanh và \(9\) quả bóng đỏ. Tỉ số của số quả bóng đỏ và số quả bóng xanh là:
A. \(\dfrac{7}{{16}}\)
B. \(\dfrac{9}{{16}}\)
C. \(\dfrac{7}{9}\)
D. \(\dfrac{9}{7}\)
D. \(\dfrac{9}{7}\)
Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Có \(7\) quả bóng xanh và \(9\) quả bóng đỏ nên tỉ số của số quả bóng đỏ và số quả bóng xanh là \(\dfrac{9}{7}\).
Lớp 4A có \(15\) học sinh nam và \(18\) học sinh nữ. Viết tỉ số của số học sinh nam và số học sinh cả lớp.
A. \(\dfrac{{15}}{{18}}\)
B. \(\dfrac{{18}}{{15}}\)
C. \(\dfrac{{15}}{{33}}\)
D. \(\dfrac{{18}}{{33}}\)
C. \(\dfrac{{15}}{{33}}\)
- Tính số học sinh cả lớp.
- Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)) để viết tỉ số của số học sinh nam và số học sinh cả lớp.
Lớp 4A có tất cả số học sinh là:
\(15 + 18 = 33\) (học sinh)
Lớp 4A có tất cả \(33\) học sinh, trong đó có \(15\) học sinh nam , do đó tỉ số của số học sinh nam và số học sinh cả lớp là \(\dfrac{{15}}{{33}}\).
Một trại chăn nuôi có \(156\) con gà và có số ngan bằng \(\dfrac{3}{4}\) số gà. Hỏi trại chăn nuôi đó có bao nhiêu con ngan?
A. \(113\) con
B. \(115\) con
C. \(117\) con
D. \(119\) con
C. \(117\) con
Số ngan bằng \(\dfrac{3}{4}\) số gà, hay số con ngan bằng \(\dfrac{3}{4}\) của \(156\) con. Để tìm số con ngan ta lấy \(156\) nhân với \(\dfrac{3}{4}\).
Trại chăn nuôi đó có số con ngan là:
\(156 \times \dfrac{3}{4} = 117\) (con)
Đáp số: \(117\) con.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình chữ nhật có chu vi là $72cm$. Chiều rộng kém chiều dài là $14cm$. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \(\dfrac{a}{b}\).
Vậy \(a=\)
; \(b=\)
Một hình chữ nhật có chu vi là $72cm$. Chiều rộng kém chiều dài là $14cm$. Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \(\dfrac{a}{b}\).
Vậy \(a=\)
; \(b=\)
- Tính nửa chu vi :
Nửa chu vi = chu vi \(:\,2\) = chiều dài + chiều rộng.
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Áp dụng định nghĩa : Tỉ số của \(a\) và \(b\) là \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)) để viết tỉ số của chiều rộng và chiều dài.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
$72:2 = 36\,\,(cm)$
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
\((36 - 14):2 = 11\,\,(cm)\)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
\(11 + 14 = 25\,\,(cm)\)
Hình chữ nhật có chiều rộng \(11cm\) và chiều dài \(25cm\). Vậy tỉ số của chiều rộng và chiều dài là \(\dfrac{{11}}{{25}}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là \(11\,\,;\,\,\,25\).