Câu hỏi 1 :

Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?

  • A

    Nét mặt

  • B

    Điệu bộ

  • C

    Cử chỉ

  • D

     Ngôn từ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Câu hỏi 2 :

Chúng ta thường gặp những kiểu hành động nói nào?

  • A

    Hỏi

  • B

     Điều khiển

  • C

    Trình bày

  • D

    Tất cả các trường hợp trên

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

Câu hỏi 3 :

Câu văn “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.” Thể hiện hành động cụ thể nào của người nói?

  • A

    Khuyên bảo  

  • B

    Đề nghị     

  • C

    Xúi giục

  • D

     Van xin

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói đã cho ở đề bài

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên thuộc kiểu hành động đề nghị

Câu hỏi 4 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu sau đây thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu được trích dẫn

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc kiểu hành động thông báo

Câu hỏi 5 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?

" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"

Không

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Không

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và đặt trong văn cảnh

Lời giải chi tiết :

Các câu hỏi trên dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu hỏi 6 :

Mục đích nói của câu số (3) trong đoạn dưới đây là gì ?

Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

Chị Chiến đứng sau Việt, thở :

- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :

- (3) Hai em là chị em ruột?

(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

  • A

    Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

  • B

    Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

  • C

    Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

  • D

    Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên nhằm mục đích để hỏi

Câu hỏi 7 :

Các câu sau thuộc hành động nói gì?

“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”

  • A

    Hỏi

  • B

    Trình bày

  • C

    Điều khiển

  • D

    Hứa hẹn

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đề bài

Lời giải chi tiết :

Các câu trên thuộc kiểu hành động nói trình bày

Câu hỏi 8 :

 Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói gì?

  • A

    Hỏi

  • B

    Trình bày

  • C

    Điều khiển

  • D

    Bộc lộ cảm xúc

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học

Lời giải chi tiết :

Các câu trần thuật thường thuộc kiểu hành động nói trình bày

Câu hỏi 9 :

Các câu có hành động bộc lộ cảm xúc thường thuộc kiểu câu nào dưới đây?

  • A

    Trần thuật

  • B

    Cầu khiến

  • C

    Cảm thán

  • D

    Nghi vấn

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học

Lời giải chi tiết :

Các câu có hành động bộc lộ cảm xúc thường thuộc kiểu câu cảm thán