Câu hỏi 1 :

Thành phần biệt lập của câu là gì?

  • A

    Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
       

  • B

    Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
      

  • C

    Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.
      

  • D

    Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Câu hỏi 2 :

Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”

  • A

    Tình thái

  • B

    Cảm thán

  • C

    Gọi đáp

  • D

    Phụ chú

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

“Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”.

Câu hỏi 3 :

Tác dụng của thành phần tình thái ?

  • A

    Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

      

  • B

    Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập
       

  • C

    Cả A và B đều đúng
       

  • D

    Cả A và B sai

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần tình thái là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Câu hỏi 4 :

Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

  • A

    Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
      

  • B

    Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
       

  • C

    Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người
       

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

“Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”.

Câu hỏi 5 :

Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

  • A

    Thành phần trạng ngữ
      

  • B

    Thành phần bổ ngữ

       

  • C

    Thành phần biệt lập tình thái
       

  • D

    Thành phần biệt lập cảm thán

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Em xem lại kiến thức về Thành phần tình thái.

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải: Thành phần tình thái dùng thể hiện cách nhìn của người nói nên thường đi với các từ ngữ “có lẽ”, “dường như”, “chắc chắn” ...

Câu hỏi 6 :

Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

  • A

    Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
       

  • B

    Trời ơi, chỉ còn năm phút!
       

  • C

    Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
      

  • D

    Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần cảm thán.

Lời giải chi tiết :

Thành phần cảm thán dùng bộc lộ tâm lí người nói (mừng, vui, buồn, giận…) nên thường đi kèm với các từ ngữ “chao ôi”, “trời ơi”, “ôi” …
=>  Câu C không bộc lộ tâm lí, cảm xúc.

Câu hỏi 7 :
Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần tình thái đúng hay sai?

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Có lẽ tôi đã hơi nóng vội.

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Có lẽ tôi đã hơi nóng vội.

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần tình thái.

Lời giải chi tiết :

+ Câu B có từ “hình như” => thể hiện cách nhìn của người nói - thành phần tình thái.
+ Câu D có từ “có lẽ” => thể hiện cách nhìn của người nói - thành phần tình thái.
=> Như vậy, câu B và câu D thể hiện cách nhìn của người nói đồng thời chứa các từ ngữ
tình thái (hình như, có lẽ) nên là thành phần tình thái.
- Đáp án:
+ A: sai
+ B: đúng
+ C: sai
+ D: đúng
+ E: sai

Câu hỏi 8 :

Câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?” (Tố Hữu) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A

    Giận dữ

  • B

    Buồn chán

  • C

    Thất vọng

  • D

    Đau xót

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về thành phần cảm thán rồi tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

Câu thơ của Tố Hữu bộc lộ nỗi đau xót khi Bác ra đi.

Câu hỏi 9 :

Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?


Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
                                                             

    (Sang thu – Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9 tập 2)

  • A

    Tình yêu của tác giả đối với mùa thu

     

  • B

    Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên

  • C

    Kể về giây phút hạnh phúc khi thấy mùa thu về

  • D

    Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức Thành phần tình thái.

Lời giải chi tiết :

Hình như thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi nhận ra mùa thu như đã về.

Câu hỏi 10 :
Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

Có vẻ như

cậu ấy đã không còn buồn

vì chuyện cũ nữa.

 


Tôi không rõ,

hình như

họ là hai mẹ con.


Trời ơi,

tôi biết là cậu ấy sẽ thành công mà!


Không thể nào!

Đó không phải là sự thật!

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Có vẻ như

cậu ấy đã không còn buồn

vì chuyện cũ nữa.

 


Tôi không rõ,

hình như

họ là hai mẹ con.


Trời ơi,

tôi biết là cậu ấy sẽ thành công mà!


Không thể nào!

Đó không phải là sự thật!

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm Thành phần tình thái và Thành phần cảm thán rồi tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

+ Câu A thể hiện cái nhìn của người nói về vấn đề => thành phần tình thái.
+ Câu B thể hiện cái nhìn chưa chắc chắn của người nói về vấn đề =>  thành phần tình thái.
+ Câu C thể hiện cảm xúc của người nói =>  thành phần cảm thán.
+ Câu D thể hiện cảm xúc của người nói =>  thành phần cảm thán.

Đáp án:

A. Có vẻ như cậu ấy đã không còn buồn vì chuyện cũ nữa.
B. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con.
C. Trời ơi, tôi biết là cậu ấy sẽ thành công mà!
D. Không thể nào! Đó không phải là sự thật!

Câu hỏi 11 :

Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tin cậy cao nhất?

  • A

    Chắc là
      

  • B

    Có vẻ như
       

  • C

    Chắn hẳn
       

  • D

    Chắc chắn

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức Thành phần tình thái và vận dụng hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Mức độ tin cậy của các từ ngữ thể hiện như sau:
chắc là -> có vẻ như -> chắc hẳn -> chắc chắn.