Câu hỏi 1 :

Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước (…) để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

  • A

    Chủ ngữ

  • B

    Vị ngữ

  • C

    Trạng ngữ

  • D

    Bổ ngữ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu.

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây nêu không đúng về khởi ngữ?

  • A

    Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ
       

  • B

    Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
       

  • C

    Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ
       

  • D

    Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu.

Câu hỏi 3 :

Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ:

  • A

    Tuy, nhưng
       

  • B

    Và, hay

     

  • C

    Về, đối với

  • D

    Của, để

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…

Câu hỏi 4 :

Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  • A

    Tôi thích ăn dưa hấu lắm
       

  • B

    Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn
       

  • C

    Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ
       

  • D

    Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Dưa hấu thì cả nhà tôi đều thích ăn

Về các loại trái cây, tôi nghĩ dưa hấu rất bổ

Mua trái cây thì chúng ta nên mua dưa hấu.

=> Câu A không có khởi ngữ.

 

Câu hỏi 5 :

Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  • A

    Người thông minh nhất là nó
       

  • B

    Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
      

  • C

    Nó là đứa thông minh

  • D

    Về trí thông minh thì nó là nhất

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Lời giải chi tiết :

Về trí thông minh thì nó là nhất

=> Câu D có khởi ngữ.

Câu hỏi 6 :

Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau “Đối với bài toán này, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian để suy nghĩ thêm”.

  • A

    Đối với
     

  • B

    Bài toán
       

  • C

    Tôi
       

  • D

    Chúng ta

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

- Khởi ngữ: “bài toán này”.
- Dấu hiệu nhận biết: đứng trước nó có quan hệ từ “đối với” và sau nó là chủ ngữ “tôi”.

Câu hỏi 7 :
Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần khởi ngữ:

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

A. Hôm nay, tôi đã được điểm 10 môn toán.

Đúng
Sai

B. Với chúng tôi, mẹ là người quan trọng nhất.

Đúng
Sai

C. Hiểu thì tôi đã hiểu rồi.

Đúng
Sai

D. Môn toán là môn mà tôi tự tin nhất.

Đúng
Sai

E. Về kì thi này, tôi nghĩ tôi đã làm rất tốt.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

+ Câu A không có khởi ngữ.
+ Câu B có khởi ngữ “với chúng tôi”.
+ Câu C có khởi ngữ “hiểu”.
+ Câu D có khởi ngữ “môn toán”.
+ Câu E có khởi ngữ “kì thi này”.

Đáp án:
+ A: sai
+ B: đúng
+ C: đúng
+ D: đúng
+ E: đúng.

Câu hỏi 8 :
Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân các thành phần khởi ngữ trong những câu sau:

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Cuốn truyện này

tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch

thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội,

Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi,

điều này thật bất ngờ.

Lời giải chi tiết :

Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi.

Đi du lịch thì tôi thích đi cùng gia đình.

Về các môn xã hội, Hà là người giỏi nhất.

Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.