Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?
-
A
Thứ tự của sự vật, hiện tượng
-
B
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
-
C
Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.
-
D
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Trật tự từ trong câu có thể:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Một câu chỉ có một cách sắp xếp trật tự từ, người viết cần tuân thủ theo cách đó, đúng hay sai?
Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
-
A
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
-
B
Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
-
C
Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
-
D
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Đọc kĩ các câu đã cho
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập thể hiện trật tự các sự vật theo trình tự thời gian các triều đại nước ta.
Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?
-
A
Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
-
B
Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
-
C
Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
-
D
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đọc kĩ các câu văn đã cho
Lác đác bên sông chợ mấy nhà đảo tính từ lác đác lên trên nhằm nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến
Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng” (Tô Hoài) là gì ?
-
A
Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
-
B
Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
-
C
Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
-
D
Gồm ý A và B.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đọc kĩ các phương án đã cho
Tất cả các ý trên đều nói về hiệu quả của trật tự từ trong câu
Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất?
-
A
Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
-
B
Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
-
C
Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
-
D
Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đọc kĩ các đáp án
Câu cuối cùng làm thay đổi ý nghĩa câu văn nhất
Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
-
A
Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.
-
B
Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.
-
C
Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
-
D
Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đọc kĩ câu văn và chọn đáp án phù hợp
Trong câu trên, cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.
Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?
-
A
Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
-
B
Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
-
C
Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
-
D
Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đọc kĩ các đáp án đã cho
Câu văn cuối cùng thể hiện trình tự quan sát của người nói