Thế nào là phương châm về lượng?
-
A
Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
-
B
Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
-
C
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
-
D
Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Thế nào là phương châm về chất?
-
A
Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
-
B
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
-
C
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-
D
Cả 3 đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
đọc kĩ câu thành ngữ, dịch nghĩa và chọn đáp án thích hợp
Nói đơm nói đặt là nói những điều bịa đặt, không đúng thực tế
Câu “Chú chó nghiệp vụ đang ngửi mọi thứ bằng chiếc mũi của nó” vi phạm phương châm nào?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
đọc kĩ câu nói, xem bị thừa ở đâu và chọn đáp án thích hợp
Thừa thông tin: bằng chiếc mũi
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
CON RẮN VUÔNG
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ bĩu môi:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Anh chồng đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Anh chồng đã nói điều bịa đặt, không có thật, em xem điều này vi phạm phương châm gì.
Anh chồng đã nói điều bịa đặt, không có thật, điều này vi phạm phương châm về chất.
Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Một cô gái hỏi thăm người ven đường:
- Chị có biết Đài phát thanh truyền hình Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Trả lời thiếu thông tin, em xem cách trả lời này vi phạm phương châm nào.
Trả lời thiếu thông tin, cách trả lời này vi phạm phương châm nào về lượng.
Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
Không biết dựa cột mà nghe.
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ và trả lời.
Các câu tục ngữ hướng người giao tiếp nói đúng sự thật
Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học
b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh
c) Ngựa là một loài thú bốn chân
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Xem lại các câu trên đọc lên có vấn đề ở chỗ nào, từ đó tìm ra lời giải.
Các câu nói trên đều bị thừa thông tin không cần thiết
a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học
b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh
c) Ngựa là một loài thú bốn chân
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cáigì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy… Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Anh đầy tớ đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Em xem lời nói của anh đầy tớ có cần thiết không, từ đó chọn đáp án đúng.
Anh đầy tớ đã nói thừa thông tin, điều này vi phạm phương châm về lượng.