Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm
-
A
Tạo ưu thế lai
-
B
Tạo dòng thuần chủng
-
C
Gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể
-
D
Mục đích khác
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phục vụ các nghiên cứu, chọn giống.
Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đổi tượng sinh vật nào?
-
A
Vi sinh vật
-
B
Thực vật cho hạt
-
C
Động vật bậc cao.
-
D
Thực vật cho củ
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng vi sinh vật vì vi sinh vật vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và nhiều, dễ gây đột biến nên dễ tạo ra các sinh vật có tính trạng mong muốn hơn
Phương pháp gây đột biến trong chọn giống chỉ được sử dụng hạn chế ở 1 số nhóm động vật bậc thấp do ở động vật bậc cao có đặc điểm:
-
A
Hệ thần kinh phát triển và có độ nhạy cảm cao
-
B
Cơ quan sinh dục ở con cái nằm sâu trong cơ thể
-
C
Phản ứng rất nhạy và dễ chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá
-
D
Tất cả đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể nên rất khó xử lý. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa.
Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến
-
A
Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chết hoặc không sinh sản được
-
B
Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinh sản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuần
-
C
Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vật và hiếm áp dụng với động vật
-
D
Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biến trong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến là B.
Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến
-
A
thay thế cặp nuclêôtit.
-
B
thêm cặp nuclêôtit.
-
C
mất đoạn nhiễm sắc thể.
-
D
mất cặp nuclêôtit.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Hóa chất sử dụng để gây đột biến đa bội là:
-
A
Côsixin
-
B
5BU
-
C
EMS
-
D
NMU
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hóa chất này tác động vào tế bào ở kì giữa của Nguyên Phân (hoặc Giảm Phân) để ngăn cản sự hình thành thoi phân bào (tơ vô sắc) → tạo ra thể đa bội.
Hóa chất sử dụng để gây ĐB đa bội là côsixin
Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
-
A
Cây lúa
-
B
Cây đậu tương
-
C
Cây củ cải đường
-
D
Cây ngô
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Cônsixin tác động vào tế bào ở kì giữa của Nguyên Phân (hoặc Giảm Phân) để ngăn cản sự hình thành thoi phân bào (tơ vô sắc) → tạo ra thể đa bội.
Sử dụng cônsixin → tạo ra thể đa bội → cơ quan sinh dưỡng to.
Do vậy sử dụng chất cônsixin chỉ đem lại hiệu quả cao cho các loài không lấy hạt.
Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành
-
A
Cơ thể tam bội.
-
B
Cơ thể tứ bội.
-
C
Cành cây (ngay vị trí đột biến) tam bội.
-
D
Cành cây (ngay vị trí đột biến) tứ bội.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Bộ NST không phân li thì tế bào tạo ra có bộ NST gấp đôi so với ban đầu.
Sự không phân li bộ NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo ra 1 tế bào 4n, tế bào này phát triển thành cây con và thành cơ thể tứ bội.
Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến ở giao tử?
-
A
Hạt phấn, bầu nhụy.
-
B
Hạt nảy mầm.
-
C
Đỉnh sinh trưởng của thân.
-
D
Hạt khô.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Xác định bộ phận nào của cây có thể tạo ra giao tử.
Để gây đột biến ở giao tử, người ta chiếu tia phóng xạ lên hạt phấn, bầu nhụy của cây.
Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
-
A
Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
-
B
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
-
C
Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.
-
D
Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến.
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:
-
A
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
-
B
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.
-
C
Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
-
D
Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng
1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
2. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
3. Tạo dòng thuần chủng.
Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho
-
A
tự thụ phấn.
-
B
lai khác dòng.
-
C
lai khác thứ.
-
D
lai thuận nghịch.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần chủng.
Để chọn lọc và tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao trong chọn giống thường tiến hành gây ĐB
-
A
Đa bội
-
B
Dị bội
-
C
Mất đoạn
-
D
Lặp đoạn
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hướng tạo thể đa bội được chú trọng nhiều với các giống cây trồng thu hoạch thân, lá, củ vì tạo ra được các cơ quan to, sinh trưởng mạnh, năng suất cao
Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?
-
A
Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
-
B
Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
-
C
Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
-
D
Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
Đây là vi khuẩn được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen.
Người ta dùng cônsixin để xử lý các hạt phấn được tạo ra từ quá trình phát sinh hạt phấn bình thường của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb để tạo cây lưỡng bội. Theo lí thuyết, các cây lưỡng bội này sẽ có kiểu gen
-
A
AABB, AaBB, AABb và AaBb.
-
B
AABB, AAbb, aaBB và aabb.
-
C
Aabb, AaBB, AABb và AaBb.
-
D
AABB, Aabb, aaBb và aabb.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Hạt phấn có bộ NST n
Vì hạt phấn có bộ NST là n, sau khi lưỡng bội hóa chúng sẽ tạo thành các cây đồng hợp (2n): AABB, AAbb, aaBB và aabb.
- A
-
B
Công nghệ gen.
-
C
Gây đột biến.
-
D
Lai tế bào xôma.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Nuôi cấy mô tế bào giúp nhân giống hoa lan đột biến nhanh, số lượng lớn mà vẫn giữ nguyên phẩm chất của giống.
Các phương pháp khác không giữ nguyên được kiểu gen của cơ thể ban đầu.