Chọn đáp án đúng nhất.
Công thức tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số đó là:
A. Số lớn = (Tổng – Hiệu) \(:\,2\)
B. Số lớn = (Tổng + Hiệu) \(:\,2\)
C. Số lớn = (Tổng + Hiệu) \( \times \,2\)
D. Số lớn = (Tổng – Hiệu) \( \times \,2\)
B. Số lớn = (Tổng + Hiệu) \(:\,2\)
Xem lại lí thuyết phần tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó là:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) \(:\,\,2\) ; Số bé = (Tổng + Hiệu) \(:\,\,2\)
Vậy đáp án đúng là:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) \(:\,\,2\).
Khi nhân số tự nhiên với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,\,\,...$ ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba ... chữ số \(0\) vào bên phải số đó. Đúng hay sai?
Xem lại lí thuyết về cách nhân số tự nhiên với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,\,\,...$
Khi nhân số tự nhiên với $10,{\rm{ }}100,{\rm{ }}1000,\,\,...$ ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba ... chữ số \(0\) vào bên phải số đó.
Vậy phát biểu đã cho là đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(24{m^2}\,\,5d{m^2}\,\, =\)
$dm^2$.
\(24{m^2}\,\,5d{m^2}\,\, =\)
$dm^2$.
Áp dụng tính chất: \(1{m^2} = 100d{m^2}\) để đổi \(24{m^2}\) sang đơn vị \(d{m^2}\), sau đó cộng thêm với \(5d{m^2}\).
Ta có:
\(24{m^2}\,\,5d{m^2}\,\,\)\( = \,\,24{m^2}\, + \,\,5d{m^2}\,\,\)\( = \,\,2400d{m^2}\,\, + \,\,5d{m^2}\, \)\(= 2405d{m^2}\,\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(2405.\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Phép tính \(24657 + 43575\) có kết quả là
Phép tính \(24657 + 43575\) có kết quả là
Muốn cộng hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .
Đặt tính và thực hiện tính ta có:
\(\dfrac{{ + \begin{array}{*{20}{c}}{24657}\\{43575}\end{array}}}{{\,\,\,\,68232}}\)
\(24657 + 43575 = 68232\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(68232\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm:
\(72 \times 11=\)
Tính nhẩm:
\(72 \times 11=\)
Áp dụng cách nhân nhẩm với \(11:\)
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với \(11\) ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị, nếu tổng tìm được bé hơn \(10\) thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho.
Cách nhẩm:
+) \(7\) cộng $2$ bằng \(9\)
+) Viết \(9\) vào giữa hai chữ số của $72$, được $792$.
Vậy ta có: \(72 \times 11 = 792\) .
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(792\).
Nếu $a = 25,{\rm{ }}b = 78$ thì giá trị của biểu thức $\left( {375 + 3450} \right):{\rm{a}} + 412 \times b$ là:
A. \(32289\)
B. \(32749\)
C. \(44070\)
D. \(72150\)
A. \(32289\)
- Thay $a = 25,{\rm{ }}b = 78$ vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; phép cộng, trừ sau.
Nếu $a = 25,{\rm{ }}b = 78$ thì:
$\left( {375 + 3450} \right):{\rm{ a}} + {\rm{ }}412 \times b $
$= (375 + 3450):25 + 412 \times 78$
$ = 3825:25 + 32136 $
$= 153 + 32136$
$= 32289$
Vậy với $a = 25,{\rm{ }}b = 78$ thì giá trị của biểu thức $\left( {375 + 3450} \right):{\rm{ a}} + {\rm{ }}412 \times b$ là \(32289\).
Hình dưới đây có bao nhiêu góc nhọn, bao nhiêu góc tù, bao nhiêu góc bẹt?
A. Hình đã cho có \(8\) góc nhọn, \(3\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
B. Hình đã cho có \(8\) góc nhọn, \(4\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
C. Hình đã cho có \(9\) góc nhọn, \(3\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
D. Hình đã cho có \(9\) góc nhọn, \(4\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
D. Hình đã cho có \(9\) góc nhọn, \(4\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
Quan sát hình vẽ để xác định các góc.
Trong hình đã cho có:
- \(9\) góc nhọn:
+ Góc nhọn đỉnh H; cạnh HA và HD.
+ Góc nhọn đỉnh H; cạnh HC và HD.
+ Góc nhọn đỉnh H; cạnh HB và HC.
+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA và BC.
+ Góc nhọn đỉnh C; cạnh CB và CH.
+ Góc nhọn đỉnh C; cạnh CH và CD .
+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DH và DC.
+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DA và DH.
+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DA và DC.
- \(4\) góc tù:
+ Góc tù đỉnh A; cạnh AD và AB.
+ Góc tù đỉnh H; cạnh HA và HC.
+ Góc tù đỉnh H; cạnh HB và HD.
+ Góc tù đỉnh C; cạnh CB và CD.
- \(1\) góc tù:
+ Góc tù đỉnh H; cạnh HC và HC.
Vậy hình đã cho có \(9\) góc nhọn; \(4\) góc tù, \(1\) góc bẹt.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một tổ sản xuất làm trong hai ngày được \(2578\) sản phẩm, ngày thứ hai sản xuất được nhiều hơn ngày thứ nhất \(164\) sản phẩm.
Vậy ngày thứ nhất tổ đó sản xuất được
sản phẩm,
ngày thứ hai tổ đó sản xuất được
sản phẩm.
Một tổ sản xuất làm trong hai ngày được \(2578\) sản phẩm, ngày thứ hai sản xuất được nhiều hơn ngày thứ nhất \(164\) sản phẩm.
Vậy ngày thứ nhất tổ đó sản xuất được
sản phẩm,
ngày thứ hai tổ đó sản xuất được
sản phẩm.
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$;
Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
Ta có sơ đồ:
Ngày thứ nhất tổ đó sản xuất được số sản phẩm là:
\((2578 - 164):2 = 1207\) (sản phẩm)
Ngày thứ hai tổ đó sản xuất được số sản phẩm là:
\(2578 - 1207 = 1371\) (sản phẩm)
Đáp số: Ngày thứ nhất: \(1207\) sản phẩm
Ngày thứ hai: \(1371\) sản phẩm
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là \(1207\,;\,\,1371\).
Tìm \(x\), biết: \(38766:(x - 78) = 182\)
A. \(x = 295\)
B. \(x = 291\)
C. \(x = 278\)
D. \(x = 135\)
B. \(x = 291\)
+) \(x - 78\) ở vị trí số chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
+) \(x\) ở vị trí số bị trừ, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
\(\begin{array}{l}38766:(x - 78) = 182\\x - 78 = 38766:182\\x - 78 = 213\\x =213+78\\ x = 291\end{array}\)
Vậy đáp án đúng là \(x = 291\).
Tìm \(y\) , biết: $18 \times y + 27 \times y = 31048 - 20383$
A. $y = 233$
B. $y = 235$
C. $y = 237$
D. $y = 239$
C. $y = 237$
- Viết biểu thức bên trái dấu bằng về dạng một tổng nhân với một số.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
$18 \times y + 27 \times y = 31048 - 20383\;$
$(18 + 27) \times y = 31048 - 20383\;$
$45 \times y = 10665$
$y = 10665:45$
$y = 237$
Vậy đáp án đúng là $y = 237$.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một kho chứa \(464\) bao xi măng, mỗi bao cân nặng \(50kg\). Người ta đã lấy đi \(\dfrac{1}{8}\) số xi măng đó.
Vậy trong kho còn lại
tạ xi măng.
Một kho chứa \(464\) bao xi măng, mỗi bao cân nặng \(50kg\). Người ta đã lấy đi \(\dfrac{1}{8}\) số xi măng đó.
Vậy trong kho còn lại
tạ xi măng.
- Tìm khối lượng xi măng có trong kho lúc đầu ta lấy cân nặng của một bao nhân với số bao.
- Tìm khối lượng xi măng đã lấy đi tức là ta tìm \(\dfrac{1}{8}\) của tổng khối lượng xi măng, hay ta lấy tổng khối lượng xi măng chia cho \(8\).
- Tìm khối lượng xi măng còn lại ta lấy khối lượng xi măng có trong kho lúc đầu trừ đi khối lượng xi măng đã lấy đi.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị tạ.
Kho đó có tất cả số ki-lô-gam xi măng là:
\(50 \times 464 = 23200\,\,(kg)\)
Người ta đã lấy đi số ki-lô-gam xi măng là:
\(23200:8 = 2900\,\,(kg)\)
Trong kho còn lại số ki-lô-gam xi măng là:
\(23200 - 2900 = 20300\,\,(kg)\)
\(20300kg = 203\) tạ
Đáp số: \(203\) tạ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(203\).
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là $112m$, chiều dài hơn chiều rộng \(16m\). Người ta trồng dâu tây trên mảnh vườn đó, cứ \(1{m^2}\) thu được $2kg$ dâu tây. Mỗi ki-lô-gam dâu tây bán với giá $75\,\,000$ đồng. Hỏi trên cả mảnh vườn đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?
A. \(108\,\,000\,\,000\) đồng
B. \(118\,\,000\,\,000\) đồng
C. \(248\,\,300\,\,000\) đồng
D. \(460\,\,800\,\,000\) đồng
A. \(108\,\,000\,\,000\) đồng
- Tính nửa chu vi: Nửa chu vi \(=\) chu vi \(:\,2= \) chiều dài \(+\) chiều rộng.
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$;
Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
- Tính khối lượng dâu tây thu được ta lấy số dâu tây thu hoạch được trên \(1{m^2}\) nhân với diện tích mảnh vườn.
- Tính số tiền thu được ta lấy giá bán của \(1kg\) nhân với khối lượng dâu tây thu được.
Nửa chu vi mảnh vườn là:
$112:2 = 56\,\,(m)$
Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\((56 - 16):2 = 20\,(m)\)
Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\(20 + 16 = 36\,\,(m)\)
Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
\(36\, \times 20 = 720\,\,({m^2})\)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu được số ki-lô-gam dâu tây là:
\(720 \times 2 = 1440\,(kg)\)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu được số tiền là
\(75\,\,000 \times 1440 = \,\,\,108\,\,000\,\,000\) (đồng)
Đáp số: \(108\,\,000\,\,000\) đồng.
Khi chia \(74024\) cho một số tự nhiên thì có số dư là $234$ và đó là số dư lớn nhất có thể có trong phép chia này. Tìm số chia và thương của phép chia đó.
A. Số chia: \(236\); thương : \(312\)
B. Số chia: \(235\); thương : \(312\)
C. Số chia: \(236\); thương : \(314\)
D. Số chia: \(235\); thương : \(314\)
D. Số chia: \(235\); thương : \(314\)
- Trong phép chia có dư, số dư lớn nhất trong phép chia đó sẽ kém số chia \(1\) đơn vị. Từ đó ta tìm được số chia.
- Từ công thức: Số bị chia = thương \( \times \) số chia + số dư, ta tìm thương bằng cách lấy hiệu của số bị chia và số dư chia cho số chia.
Vì $234$ là số dư lớn nhất có thể có trong phép chia này nên số chia của phép chia này là:
$234 + 1 = 235$
Gọi \(a\) là thương của phép chia đó.
Theo đề bài ta có:
$74024:235 = a$ (dư \(234\))
\(\begin{array}{l}a = (74024 - 234):235\\a = 73790:235\\a = 314\end{array}\)
Vậy số chia của phép chia đó là \(235\), thương là \(314\).
Trung bình cộng số tuổi của bố, Hoa và Huy là \(20\) tuổi. Tuổi bố hơn tổng số tuổi của Hoa và Huy là \(20\) tuổi, Hoa kém Huy \(4\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
A. Bố: \(39\) tuổi; Hoa: \(9\) tuổi; Huy: \(13\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
C. Bố: \(42\) tuổi; Hoa: \(7\) tuổi; Huy: \(11\) tuổi
D. Bố: \(44\) tuổi; Hoa: \(6\) tuổi; Huy: \(10\) tuổi
B. Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi
- Tính tổng số tuổi của ba người ta lấy số tuổi trung bình nhân với \(3\).
- Coi tuổi bố là số lớn, tổng số tuổi của Hoa và Huy là số bé. Ta tìm số lớn và số bé theo công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
- Tìm được tổng số tuổi của Hoa và Huy, lại có hiệu số tuổi của 2 người, áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta tìm được tuổi của mỗi người.
Tổng số tuổi của ba người là:
\(20 \times 3 = 60\) (tuổi)
Tuổi bố là:
\((60 + 20):2 = 40\) (tuổi)
Tổng số tuổi của Hoa và Huy là:
\(60 - 40 = 20\) (tuổi)
Tuổi Hoa là:
\((20 + 4):2 = 12\) (tuổi)
Tuổi Huy là:
\(20 - 12 = 8\) (tuổi)
Đáp số: Bố: \(40\) tuổi; Hoa: \(8\) tuổi; Huy: \(12\) tuổi.