Câu hỏi 1 :

Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Sang thu?

  • A

    Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người

  • B

    Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh

  • C

    Là tiếng nói thiết tha của người con khao khát được cống hiến cho cuộc đời

  • D

    Bài thơ miêu tả những chuyến biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ miêu tả những chuyến biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời

Câu hỏi 2 :

Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

  • A

    Từ một cơn mưa

  • B

    Từ một mùi hương

  • C

    Từ một đám mây

  • D

    Từ một cánh chim

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ đầu bài thơ

Lời giải chi tiết :

Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ hương ổi

Câu hỏi 3 :

Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A

    Nhân hóa

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Điệp từ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ đã học, ví dụ nhân hóa

Lời giải chi tiết :

“Sương chùng chình”: tả làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ chờ ai. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa khiến thiên nhiên như có linh hồn, như cũng đợi chờ, trông ngóng ai

Câu hỏi 4 :
Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Ghép những hình ảnh ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B cho phù hợp

Sương

Chim

Đám mây mùa hạ

Sông

Hàng cây

Sấm

Dềnh dàng

Bớt bất ngờ

Vội vã

Chùng chình qua ngõ

Vắt nửa mình

Đứng tuổi

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Sương

Chùng chình qua ngõ

Chim

Vội vã

Đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình

Đứng tuổi

Sông

Dềnh dàng

Hàng cây

Sấm

Bớt bất ngờ

Câu hỏi 5 :

Từ “chùng chình” được hiểu như thế nào?

  • A

    Đi rất chậm, dò từng bước một

  • B

    Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

  • C

    Ngập ngừng như không muốn đi

  • D

    Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ khổ thơ đầu bài thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “chùng chình” được hiểu như một sự ngập ngừng không muốn đi

Câu hỏi 6 :

Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

  • A

    Hồn nhiên, tươi trẻ

  • B

    Mới mẻ, tinh tế

  • C

    Mộc mạc, chân thành

  • D

    Lãng mạn, trữ tình

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu là sự mới mẻ, tinh tế trước thiên nhiên

Câu hỏi 7 :

Trong bài Sang thu, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ – thu có đặc điểm gì?

  • A

    Nhẹ nhàng, giao cảm

  • B

    Sôi động, náo nhiệt

  • C

    Bình lặng, ngưng đọng

  • D

    Xôn xao, rộn ràng

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ và rút ra đặc điểm toàn bài

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ – thu hiện lên nhẹ nhàng và đầy giao cảm

Câu hỏi 8 :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A

    Màu sắc, hương vị

  • B

    Hoạt động, hình ảnh

  • C

    Ca ngợi, hình hồn

  • D

    Trầm tĩnh, răn dạy

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm hai của thân bài

Lời giải chi tiết :

Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua hàng loạt hoạt động, hình ảnh của các sự vật “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”

Câu hỏi 9 :

Ý nghĩa ẩn dụ của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

  • A

    Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu

  • B

    Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi

  • C

    Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa

  • D

    Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm cuối của thân bài

Lời giải chi tiết :

Ẩn dụ: sấm là nhữn vang động bất thường của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi gợi tả những con người đã đi qua nhiều thăng trầm. Qua đó con người trở nên vững vàng và không sợ trước những vang động của cuộc đời

Câu hỏi 10 :

Ý nào nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sang thu?

  • A

    Ý nào nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sang thu?

  • B

    Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý

  • C

    Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ

  • D

    Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xem lại toàn bài và rút ra đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có nhiều hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý