Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?
-
A
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
-
B
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
-
C
Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
-
D
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Xem lại phần nội dung
Tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương là tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?
-
A
Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
-
B
Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
-
C
Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.
-
D
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Hai câu thơ đầu giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
Trong đoạn thứ hai bài "Quê hương" (từ câu 4 đến câu 8) nói đến cảnh gì?
-
A
Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
-
B
Cảnh đánh cá ngoài khơi.
-
C
Cảnh đón thuyền cá về bến.
-
D
Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Đoạn thơ thứ hai nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A
Hoán dụ
-
B
ẩn dụ
-
C
Điệp từ
-
D
So sánh và nhân hóa
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học
Hai câu thơ trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa
Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?
-
A
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
-
C
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
-
D
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đọc kĩ và xét xem câu thơ nào đặc trưng nhất
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?
-
A
Con tuấn mã
-
B
Mảnh hồn làng
-
C
Dân làng
-
D
Quê hương
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Nhớ lại câu thơ chứa hình ảnh cánh buồm
Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh mảnh hồn làng
Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
-
A
Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
-
B
Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
-
C
Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
-
D
Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Đoạn thơ trên nói về nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
Khung cảnh của làng quê tác giả trong mỗi lần đón thuyền về rất tấp nập. Cảnh tấp nập ấy được diễn tả trong câu thơ nào của bài "Quê hương"?
-
A
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
-
B
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
-
C
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
-
D
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Đọc kĩ các câu thơ
Câu cuối cùng thể hiện sự tấp nập
Có ý kiến rằng “Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”
Nhớ lại nội dung văn bản
Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng