Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích?
-
A
Kiều xin vào làm ở đây
-
B
Kiều bị lừa bán vào nơi này
-
C
Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây
-
D
Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.
Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?
-
A
Hoàn cảnh Thúy Kiều bị giam lỏng ở bốn bức tường, xung quanh bị bao phủ bởi núi non
-
B
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không gian xung quanh quạnh vắng, cô đơn, trơ trọi
-
C
Không gian, thời gian khép kín nhấn mạnh tình cảnh cô đơn, buồn bã của Thúy Kiều
-
D
Cả B và C đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về không gian vắng lặng và sự cô đơn của Kiều
Từ khóa xuân trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?
-
A
Khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng
-
B
Ý nói khoảng không gian mùa xuân, theo kì
-
C
Ý nói thời gian mùa xuân đang dần khép lại
-
D
Cả 3 đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Nhớ lại văn bản và kiến thức từ Hán Việt
Từ khóa xuân trong bài có nghĩa chỉ sự khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?
-
A
Kim Trọng
-
B
Từ Hải
-
C
Thúc Sinh
-
D
Thúy Vân
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về Kim Trọng
Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?
-
A
Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ
-
B
Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh
-
C
Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng
-
D
Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Đọc kĩ đoạn trích có chứa các điển cố
Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh.
Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?
-
A
Điệp ngữ
-
B
Tả cảnh ngụ tình
-
C
Ước lệ tượng trưng
-
D
Cả A và B
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Xem lại các câu thơ cuối
Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng đặc trưng nhất
Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
-
A
Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông
-
B
Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên
-
C
Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh
-
D
Cả 3 đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Xem lại các câu thơ cuối
Tất cả các ý trên đều chỉ tâm trạng của Thúy Kiều
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?
Nhớ lại nội dung văn bản
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ thấy cảnh buồn tủi, đau xót của Thúy Kiều trước tình cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, và nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều