Câu hỏi 1 :

Hai câu mở đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn nói về vấn đề gì?

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.

  • A

    Trách nhiệm của kẻ làm trai.

  • B

    Tư thế của kẻ làm trai.

  • C

    Lợi thế của kẻ làm trai.

  • D

     Nhiệm vụ của kẻ làm trai.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Xem luận điểm thứ hai phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Hai câu mở đầu bài thơ thể hiện tư thế của kẻ làm trai

Câu hỏi 2 :

Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong bốn câu thơ dưới đây?

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

  • A

    Biểu cảm và thuyết minh.

  • B

    Miêu tả và thuyết minh.

  • C

    Tự sự và miêu tả.

  • D

    Tự sự và biểu cảm.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu thơ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Các câu thơ trên sử dụng phương thức tự sự và miêu tả

Câu hỏi 3 :

Bốn câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

  • A

    Hoán dụ và nhân hoá.

  • B

    Khoa trương, cường điệu hoá.

  • C

    So sánh và ẩn dụ.

  • D

    Nhân hoá và ẩn dụ

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các câu thơ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa

Câu hỏi 4 :

Những từ "xách, ra tay, đánh tan, đập bể" trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thuộc từ loại nào?

  • A

    Danh từ.

  • B

    Động từ.

  • C

    Số từ.

  • D

    Tính từ.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức các từ loại đã học

Lời giải chi tiết :

Các từ ngữ trên đều là động từ

Câu hỏi 5 :

Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh là một công việc như thế nào?

  • A

    Là một việc làm tầm thường.

  • B

    Là một công việc lao động, khổ sai, nặng nhọc

  • C

    Là một công việc chinh phục thiên nhiên.

  • D

    Là một công việc nhàm chán.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh là một công việc lao động, khổ sai, nặng nhọc.

Câu hỏi 6 :

Hai câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh?

  • A

    Ý chí tự khẳng định mình. 

  • B

    Lòng kiêu hãnh. 

  • C

    Khát vọng hành động mãnh liệt. 

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm thứ hai phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.

Câu hỏi 7 :

Trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, biện pháp tu từ nào đã được tác giả Phan Châu Trinh sử dụng chủ yếu?

  • A

    Hoán dụ và nhân hoá.

  • B

    Khoa trương, cường điệu hoá.

  • C

    So sánh và ẩn dụ.

  • D

    Nhân hoá và ẩn dụ.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Khoa trương, cường điệu hoá là biện pháp nghệ thuật sử dụng chủ yếu trong văn bản này.

Câu hỏi 8 :

Tác giả sử dụng một hình ảnh rất độc đáo trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, đó là "đá". Theo em, hình ảnh đá tượng trưng cho điều gì?

  • A

    Bọn thực dân Pháp đang đô hộ nước ta.

  • B

    Hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của con người.

  • C

    Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.

  • D

     A và C

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Em suy nghĩ thời điểm mà tác giả sáng tác bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “đá” tượng trưng cho bọn thực dân Pháp và những khó khăn trong cuộc đời

Câu hỏi 9 :

Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu bài Đập đá ở Côn Lôn?

  • A

    Có sức khoẻ vô địch

  • B

    Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở.

  • C

    Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.

  • D

    Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm đầu phần thân bài 

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng đã hiện lên qua 4 câu thơ đầu.

Câu hỏi 10 :

Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của người anh hùng được thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn?

  • A

    Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh. 

  • B

    Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.

  • C

    Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt. 

  • D

     Tất Cả đều đúng.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Xem lại luận điểm thứ hai phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Hình tượng đẹp lẫy lừng, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng, đổi chí.