Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong thời điểm nào?
-
A
Trước khi nghe tin làng theo giặc
-
B
Sau khi nghe tin làng theo giặc
-
C
Sau khi nghe tin làng cải chính
-
D
Tất cả các phương án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Văn bản viết về nhân vật ông Hai trong cả 3 thời điểm trên.
Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào trong truyện Làng?
-
A
Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc
-
B
Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư
-
C
Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai
-
D
Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Tình huống tác giả đặt ra có tính kịch tính, để nhân vật giải quyết vấn đề
Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” “chúng nó” là ai?
-
A
Cua, cá
-
B
Giặc Tây
-
C
Lũ trẻ
-
D
Trâu, bò
Đáp án của giáo viên lời giải hay : B
Nhớ lại đoạn hội thoại này xem ông Hai hướng đến đối tượng nào
“chúng nó” ở đây chỉ đám giặc Tây.
Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?
-
A
Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu
-
B
Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng
-
C
Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi
-
D
Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Đặt từ ngữ vào câu văn và đưa ra đáp án thích hợp
Từ “lắp bắp” trong câu thể hiện sự mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại.
Câu nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
-
A
Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước
-
B
Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc
-
C
Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc
-
D
Cả B và C đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Chú ý tâm trạng ông Hai và chọn đáp án đúng nhất
Tâm trạng ông Hai đó là sự ám ảnh và đau xót.
Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
-
A
Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn
-
B
Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về
-
C
Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông
-
D
Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông
Đáp án của giáo viên lời giải hay : A
Ông Hai không quay về làng vì tình yêu nước rộng lớn hơn
Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?
-
A
Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình
-
B
Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện
-
C
Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ
-
D
Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Đoạn tâm sự với thằng Húc là cách để ông Hai giãi bày tâm trạng, nỗi đau khổ buồn tủi khi nghe tin làng mình theo giặc
Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?
-
A
Yêu và tự hào về làng quê của mình
-
B
Căm thù giặc Tây, những kẻ theo Tây làm Việt gian
-
C
Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ
-
D
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh người nông dân yêu quê hương, căm thù giặc và tấm lòng thủy chung với kháng chiến.
Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua?
-
A
Bằng hành động, cử chỉ
-
B
Bằng những lời đối thoại
-
C
Bằng những lời độc thoại
-
D
Cả 3 đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : C
Tâm lý nhân vật là những tâm tư, tình cảm, từ đó em chọn đáp án phù hợp.
Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện qua những lời độc thoại nội tâm.
Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?
-
A
Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân
-
B
Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng
-
C
Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian
-
D
Cả 3 đáp án trên
Đáp án của giáo viên lời giải hay : D
Từ truyện ngắn, em lựa chọn đáp án phù hợp khi nói về tác giả Kim Lân.
Nhân vật chính là nơi gửi gắm tình cảm của tác giả. Từ truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người am hiểu người nông dân, yêu làng quê và căm thù giặc sâu sắc.