Bài làm
Tại sao lại là lạm bàn? Không phải là việc của anh sao, người trẻ tuổi. Ngoài anh còn ai có quyền nói lên điều đó nữa? Thế mà lâu nay, vẫn chỉ là thất vọng về anh, một giới trẻ "thiếu lí tưởng” ngập trên phim ảnh và văn học mà không nghe tiếng đáp lại của anh? "Lạm bàn" này chi là vì tôi thấy bé nhỏ không phải trước bất kì ai, mà là trước nỗ lực của bạn bè tôi, những đang vật lộn tìm chí hướng cho thế hệ mình.
Tại sao chúng tôi vẫn đang mày mò? Vì việc thì lớn mà chúng ta còn trẻ. Không phải vì độ tuổi hai mươi, mà quá trả với thị trường cũng như với mọi người dân nước Việt. Sau mười lăm năm đổi mới, chúng ta là thế hệ đầu tiên lại ở đúng nơi mà 200 năm trước không phải chỉ nhà Nguyễn, mà cả sĩ phu thời đó đã thất bại trong việc canh tân tránh tụt hậu. Chúng ta thất bại có nghĩa là dân tộc này thêm một lần thất bại trong hoà bình.
Nếu không phải chúng ta, thì ai sẽ là người đón đầu, đi tắt?
Tìm được chí hướng mới không hề là một việc dễ. Có những thế hệ may mắn sinh ra thì mọi thứ đã rõ ràng đến như trong suốt. Nhưng chúng ta thì không, chúng ta vào tuổi mười tám phải đối mặt với thị trường, với những vòng xoáy vô tri ghê gớm. Chúng ta phải đấu tranh để có việc làm cho chính mình trước hết. Rồi sau nữa chúng ta đối mặt với đói nghèo của đất nước. Với tuổi trẻ một thế giới đang mải miết nhảy những bước dài...
Cần bao nhiêu năm để một dân tộc tìm được một chí hướng như thế. Không thể là mười năm. Sau năm mươi năm nô lệ, người Việt Nam mới rõ cần phải làm gì. Cho dù có hàng trăm cuộc thử nghiệm, cho dù "Nguuyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám, đầu nối thay đầu, chân nối chân", đất nước vẫn trong một thời kì không hề ngắn ngủi, "đen tối tưởng chừng không có lối ra" (Hồ Chí Minh).
Chúng ta không thể yên tâm được chỉ với hình ảnh anh công nhân lái máy cày hay chị công nhân làm ca đêm trong thời đại của nền kinh tế tri thức này, hình ảnh đẹp đẽ ấy, tiếc thay là của thời kì khác dù là một thời kì mở đầu rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho tương lai. Ai đã cho chúng ta hình ảnh mới, hình ảnh của thời bình, hình ảnh của những trí thức, nhà cải cách những thương nhân, những lập trình viên? Chúng ta không thèm đi xin những điều đó vì chúng ta tự hào rằng ta có thể tự mình tìm thấy, ngay từ trong lịch sử của dân tộc này.
Bạn học của tôi tin vào ai? Họ tin vào những người đã đi trước, từ sáu năm về trước. Những thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của Việt Nam: Hoàng Xuân Hãn - người thiết kế giáo dục trung học Việt Nam hiện đại, Trần Đức Thảo - nhà triết học đầu tiên, giáo sư Tạ Quang Bửu, giáo sư Trần Đại Nghĩa. Và rất nhiều bạn trẻ du học từ nước ngoài trở về được coi là ngọn nguồn của tri thức Việt Nam hiện đại - những người đã đem về tri thức mới. Những người đã đóng góp không mệt mỏi theo lối của các trí thức chân chính, nghĩa là trong thầm lặng. Những bạn bè tôi có thể lấy được nguồn mạch ấy từ đâu, nếu không phải là từ những người đang quở trách những người kế tục của các thế hệ trí thức tiến bối ấy. Họ rất sẵn sàng nhưng tiếc thay, lại không biết tại sao họ còn chưa trao cho người trẻ tuổi nguồn mạch ấy.
Chúng ta đang bị quở trách chỉ vì chưa tìm ra được bước đi, trong khi chính những người đang quở trách lại đã từ lâu thúc thủ trước thị trường, sợ hãi nó, xua đuổi nó. Họ không hề đưa ra được một gợi ý, dù nhỏ cho người trẻ tuổi. Không có một khoa học mới về đạo đức thị trường, tinh thần doanh nhân. Không có ai nói lên thị trường đáng tín và đáng trân trọng ở điểm nào, tận dụng sức mạnh của thị trường để nhân lên niềm tự hào dân tộc thế nào. Họ cũ ng đang khuất phục với công cụ mạnh mẽ của chính họ chỉ vì nó quá mới mẻ.
Cũng được, chúng ta sẽ làm việc đó. Nhưng trách móc, có nghĩa là quay lại với con em họ đang phải một mình đối mặt với thách thức lớn lao.
Bạn bè tôi đang đi về đâu? Có những người nhuộm tóc và đeo khuyên mũi. Một số khác đang mài miết trên con đường học tập ở nước ngoài, nơi họ nghĩ, duy nhất có thể đón đầu, đi tắt. Họ nghĩ, những kiến thức ở trường đại học Việt Nam của họ chưa đủ để đi tắt, một khi những người mà họ muốn đón đầu nên học nhiều hơn, biết nhiều hơn, trong môi trường vận động nhanh hơn. Chúng ta có thể đi tắt được bao nhiêu khi cuốn giáo trình của chúng ta dịch lại, thậm chí được đơn giản hoá từ 30 năm trước? Có những thứ ta để đón đầu còn hoàn toàn chưa xuất hiện ở Việt Nam: xã hội học thực nghiệm, công nghệ vật liệu nghiên cứu các dạng năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo…Vì thế mà họ không hề từ nan phải học ở bất kì đâu cái mà đất nước cần, dù phải nếm trải nỗi nhọc nhằn xa quê.
Liệu có mất đi niềm tự hào dân tộc khi hướng tới tri thức mới của nhân loại, có lẽ không! Cần đọc lại điều nhức nhối triều Nguyễn. Nó còn là của chúng ta, những người được giao kế tục, gánh vác trọng trách của nước nhà, vì cho đến chúng ta vẫn còn chưa được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm Và hơn hết, nó còn có thể lặp lại một lần nữa. Lịch sử rất tàn nhẫn với những thế hệ ươn hèn.
Bạn bè tôi lo sợ khi nhìn thấy thư viện 15 tầng của trường đại học Niu Oóc làm việc 24/24 giờ, luôn chật sinh viên. Viện Toán Cô-ran - số một về toán ứng dụng, đèn trên 13 tầng không bao giờ tắt trước 12 giờ khuya. Họ những con tàu trí tuệ tha thiết chạy, mà sinh viên ta chưa biết tới cuộc đấu. Họ lo sợ khi nhìn những thư viện trong các trường trung bình ở nước ngoài đã có lượng sách nhiều hơn Thư viện Quốc gia của ta đóng cửa lúc giờ, sợ những thư viện khổng lồ trên mạng internet mà bạn bè họ còn chưa biết đến sự tồn tại của chúng.
Nhưng họ cũng có những ước mơ. Họ muốn một ngày nào đó nhìn thấy sông Hồng, sông Thao, sông Lô như bờ sông Mi-xi-xi-pi, không cỏ lác và a cải vàng. Bởi vì, người nghèo sẽ không còn phải tận dụng những mảnh đất một mùa của lũ bấp bênh nữa.
Và thế là họ bắt đầu suy nghĩ về chí hướng của mình, cho quê hương mình nơi mà cha anh họ đã đổ máu để gìn giữ...
Nguyễn Thái Bình
soanvan.me