Video hướng dẫn giải
Đề 1
Video hướng dẫn giải
Đề 1 ( trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh
- Khái quát giá trị hiện thực đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
II. Thân bài
1. Giá trị hiện thực là gì?
- Hiện thực: Sự thật đời sống
- Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học: sự phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực, rõ nét, tạo nên ý nghĩa cho tác phẩm.
- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là đoạn trích mang giá trị hiện thực rõ nét bởi Thượng kinh kí sự được viết theo thể kí với đặc điểm ghi chép câu chuyện, sự kiện có thật tương đối hoàn chỉnh mà tác giả trực tiếp chứng kiến.
2. Giá trị hiện thực được biểu hiện trong đoạn trích
a. Phản ánh bức tranh hiện thực về quang cảnh nơi phủ chúa
- Vào phủ phải trải qua nhiều cửa gác, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau
+ Vườn hoa: “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”
+ Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh
- Trong phủ:
+ Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc.
- Nội cung thế tử:
+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm
+ Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”
=> Quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng sa hoa, giàu sang và thâm nghiêm, đây là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước
b. Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa
Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với rất nhiều những nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy, xa hoa nhưng thiếu sinh khí cũng được tác giả phản ánh chân thực:
- Phủ chúa là nơi xa hoa, thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền: Tiếng quát tháo, truyền lệnh, quy tắc lễ nghi được thực hiện nghiêm ngặt:
+ Khi tác giả được cáng vào phủ: “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”
+ Khi xem bệnh không được thấy mặt thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép
+ Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên.
- Phủ chúa là nơi thiếu sinh khí:
+ Sự thâm nghiêm kiểu mê cung làm tăng ám khí, lối sống cung cấm khiến con người: Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Phản ánh sự thật vị chúa nhỏ Trịnh Cán sống trong sự sa hoa nhưng điều cơ bản nhất lại thiếu, đó là sức sống
=>Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả khắc họa chân thực phù hợp với cung cách sinh hoạt của vua chúa thời kỳ bấy giờ, đồng thời cho thấy được uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh lấn át cả cung vua.
=> Phản ánh sự lộng hành của chúa Trịnh.
3. Nét nghệ thuật thể hiện thành công giá trị hiện thực của đoạn trích
- Thể ký: ghi chép sự thật
- Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, chân thực sự việc
- Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác với bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
Xem bài văn mẫu: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Đề 2
Video hướng dẫn giải
Đề 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
Ví dụ: Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến "Tam tòng, tứ đức" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ ...
2. Thân bài
* Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
* Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.
+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.
+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:
+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.
+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.
3. Kết bài: Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội "Trọng nam khinh nữ" đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội "công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền". Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang tháo vát.
Đề 3
Video hướng dẫn giải
Đề 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ)
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
1. Nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
a. Giới thiệu khái quát về Cao Bá Quát
- Một nhà nho tài năng và bản lĩnh, thể hiện nhân cách một nhà nho chân chính.
b. Những nét chung về nhân cách một nhà nho chân chính
- Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước, giúp đời.
- Xem thường bổng lộc, danh hoa phú quý.
- Trong mọi hoàn cảnh đều giữ được khí tiết của một nhà nho.
c. Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
a. Chọn con đường hành đạo của người trí thức xưa: học hành - khoa cử - làm quan để giúp đời.
b. Nhận thức được thực tế xã hội: nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp với sự bảo thủ, lạc hậu, trì trệ.
c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử - danh lợi:
- Con đường danh lợi là “cùng đồ”.
- Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.
- Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.
- Ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.
d. Niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.
- Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc: “tính sao đây?”, “Còn đứng làm chi trên bãi cát?”.
e. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.
2. Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ trong bài Bài ca ngất ngưởng
a. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”
- Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người
- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình
b. Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường
- Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng
+ “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.
+ “Ông Hi Văn… vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính
- Tác giả điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình ⇒ Những việc làm mà nhà nho chân chính nên làm, cần làm
+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng
+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên
=> Khẳng định tài năng và lý tưởng phóng khoáng của một nhà nho với tài năng xuất chúng
c. Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại
- Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân
+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.
+ Đi chùa có gót tiên theo sau.
+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường (lưu ý nhân cách nhà nho chân chính ở đây được chứng minh theo quan điểm nhà nho của Nguyễn Công Trứ)
=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng
- Nhà nho với triết lý tự nhiên, ung dung tự tại, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại
+ “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
+ “Khi ca… khi tùng”: tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .
+ “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của bản thân mình
=> Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ là con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ
d. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lý trung quân
+ “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…
=> Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”
=> Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình
Xem bài văn mẫu: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
soanvan.me