Bốn câu đầu của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp được dệt bằng những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và nghệ thuật miêu tả tinh tế của Nguyễn Du:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cảnh mùa xuân hiện lên được miêu tả qua không gian và thời gian độc đáo. Không gian mùa xuân được gợi nên bằng hình ảnh chim én chao liệng trên bầu trời cao rộng. Đây là hình ảnh mang tính ước lệ truyền thống. Thời gian nghệ thuật được thể hiện ở câu thơ sau. Câu thơ này ý nói thời điểm chị em Thúy Kiều đi du xuân là cuối tháng hai, đầu tháng ba. Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, những ngày xuân tươi đẹp không còn dài nữa. Trong thơ cồ Trung Quốc, ta đã từng bắt gặp nhiều câu thơ hay, độc đáo miêu tả bức tranh cảnh ngày xuân:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Cành lê nở bông hoa)
Nguyễn Du đã tiếp thu một cách sáng tạo thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thơ cổ nói "phương thảo" gợi liên tưởng đến hương thơm làm ngây ngất lòng người thì Nguyễn Du nhấn mạnh "cỏ non" để nhằm tô đậm sự tươi tốt, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá khi đất trời vào xuân. Màu xanh của cỏ non tràn ngập không gian, tiếp nối sắc xanh của bầu trời. Nguyễn Du miêu tả màu trắng tinh khiết của hoa lê, màu trắng tinh khôi điểm xuyết trên cành cây, in tên nền xanh của cây cỏ, của nền trời, tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Có thể thấy bức tranh ngày xuân mang vẻ đẹp mới mẻ, vô cùng thanh khiết và trong sáng. Không chỉ hài hòa về màu sắc, bức tranh thiên nhiên mùa xuân còn rất hài hòa về chi tiết. Nguyễn Du miêu tả vừa cụ thể vừa khái quát, vừa chấm phá vừa tận tướng cụ thể, vừa gợi lại vừa tả. Bởi thế bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên rất tiêu biểu và điển hình.
Nguồn: Sưu tầm
soanvan.me