Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? Mục I.1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 5 SGK Lịch sử 10 

Hình 1.1 và hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

Phương pháp giải: 

Dựa vào nội dung chú thích của bức ảnh, các từ khóa "phục dựng", "dấu tích"

Lời giải chi tiết:

Hình 1.1 là dấu tích cọc Bạch Đằng năm 1288 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.

Hình 1.2 là phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ,... giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa. 

Kết luận: Hình 1.1: Hiện thực lịch sử, hình 1.2: Nhận thức lịch sử.

? mục II.2 Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 5 SGK Lịch sử 10

1. Lịch sử được con người nhận thức như thế nào (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa)?

Phương pháp giải: 

B1: Đọc mục I trang 4, 5 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: lịch sử, trong quá khứ, hiện thực lịch sử, khách quan, độc lập, nhận thức lịch sử, tư liệu.

Lời giải chi tiết:

Lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, góc độ khác nhau.  

Qua câu chuyện về "Con ngựa gỗ thành Tơ-roa", con người tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh Tơ-roa, thể hiện cách nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. Đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-át sử thi đầu tiên của người Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại I-li-át là cuộc chiến thành Tơ-roa.

? mục II.2 Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 5 SGK Lịch sử 10 

Em hãy nêu khái niệm Sử học

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-1 trang 5 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nghiên cứu lịch sử, xã hội loài người.

Lời giải chi tiết:

Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện tại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những bài học lịch sử.

? mục II.1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 6 SGK Lịch sử 10 

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì

Phương pháp giải

B1: Đọc mục II-2 trang 6 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: quá trình phát sinh, phát triển, toàn diện.

Lời giải chi tiết:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục). Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Sử học mang tính toàn diện.

? mục II.2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 6 SGK Lịch sử 10 

Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng và nhiệm vụ của Sử học

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-3 trang 6 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: chức năng khoa học, chức năng xã hội, chức năng giáo dục, bài học kinh nghiệm, nhân sinh quan, thế giới quan, giáo dục, tư tưởng, phát triển nhân cách.

Lời giải chi tiết:

- Chức năng Sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.

+ Chức năng giáo dục: giáo dục lòng yêu nước, tinh thần say mê lao động, học tập và phấn đấu xây dựng Tổ quốc

- Nhiệm vụ Sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

? mục II.3

Trả lời câu hỏi mục II.4 trang 6 SGK Lịch sử 10

Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-4 trang 6 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.

Lời giải chi tiết:

- Khách quan: Trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, thiên vị. Nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động và phát triển của dối tượng nghiên cứu.

- Trung thực: Tôn trọng sự thật lịch sử.

- Tiến bộ: Góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.

- Toàn diện và cụ thể: nghiên cứu về mọi mặt, mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của đối tượng nghiên cứu, tính toàn diện của bức tranh quá khứ, tính chi tiết của quá trình lịch sử, đảm bảo tính cụ thể của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

? mục III.4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục II.5 trang 7 SGK Lịch sử 10 

Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-5 trang 7 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Sử liệu, dấu vết vật chất, tinh thần, sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, dạng thức tồn tại.

B3: Giải thích cụ thể trong bài.

Lời giải chi tiết:


? mục III.5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục II.6 trang 8 SGK Lịch sử 10 

Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-6 trang 8 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: phương pháp lịch sử, xem xét, trình bày, giai đoạn phát triển, phương pháp logic, nghiên cứu, bản chất.

Lời giải chi tiết:

Giống nhau:

- Là hai phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu lịch sử. Kết quả và chất lượng của các công trình nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp 2 phương hướng này. 

- Có chung đối tượng nghiên cứu. 

- Có chung mục tiêu là tái hiện, khắc họa bức tranh chân thực của quá khứ. 

  Khác nhau

Phương pháp lịch sử

Phương pháp logic

- Giai đoạn lịch sử của sự vật, hiện tượng: ra đời, phát triển, kết thúc.

- Quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của sự vật, hiện tượng

- Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật đối với các nhân tố khác

- Nguyên tắc: tính biên niên, tính toàn diện, tính chi tiết

- Tính trừu tượng

- Tính bản chất

- Tính quy luật

- Hướng vận động và phát triển

- Nguyên tắc: Tránh máy móc, áp đặt; Không tách rời lịch sử

? mục II.2 Câu 2

Video hướng dẫn giải

2. Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục I.2 SGK và tư duy

B2: Quan sát Hình 1.3. Sách thẻ tre của Trung Quốc thời cổ đại từ đó thấy được từ xa xưa con người đã có những nhận thức về những gì đã và đang xảy ra trong xã hội loài người, sau đó là ghi chép lại bằng những công cụ khác nhau để lưu truyền cho đời sau.

Lời giải chi tiết:

Sách thẻ tre giúp em nhận thức về lịch sử:

- Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.

- Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa,... của Trung Quốc trước khi có giấy viết.

Luyện tập Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 8 SGK Lịch sử 10

1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ và giải thích.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I trang 4, 5 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: lịch sử, trong quá khứ, hiện thực lịch sử, khách quan, độc lập, nhận thức lịch sử, tư liệu.

Lời giải chi tiết:

Giống nhau:

- Đối tượng: là những gì diễn ra trong quá khứ gắn liền với con người và xã hội loài người. 

- Đều là bộ phận của Sử học và ngành khoa học lịch sử

Khác nhau:

Sự kiện Cách mạng Tháng Tám (8/1945) được coi là sự kiện vĩ đại trong lịch sử Việt Nam đánh dấu sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng.

- Tuy nhiên cùng với sự kiện này thì các sử gia phương Tây lại cho rằng đây là một sự kiện “ăn may”:

+ Vì nó diễn ra khi trong thời gian giữa tháng 8 năm 1945, khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện song quân đội các nước Đồng minh lại chưa có mặt ở Việt Nam để giải giáp quân Nhật. 

+ Việt Minh giành được chính quyền là do có “khoảng trống quyền lực”, Việt Minh tiến hành cách mạng chắc chắn sẽ thành công.

- Do đó cùng một sự kiện Cách mạng Tháng Tám thì đã có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về vai trò, vị trí của nó trong lịch sử Việt Nam.

Luyện tập Câu 2

Video hướng dẫn giải

2. Lịch sử là quá khứ, vậy hiện thực lịch sử có phải là quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích

Phương pháp giải: 

B1: Đọc mục I trang 4, 5 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: lịch sử, trong quá khứ, hiện thực lịch sử, khách quan, độc lập, nhận thức lịch sử, tư liệu.

Lời giải chi tiết:

- Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. 

- Con người có khả năng nhận thức hiện thực lịch sử khách quan, vì vậy lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.

- Hiện thực lịch sử chỉ xảy ra có một lần duy nhất, không lặp lại, nhưng nhận thức lịch sử là một quá trình, trong đó, vượt qua những tác động của các yếu tố chủ quan, nhà sử học tiến tới tiếp cận lịch sử ngày càng khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất trong khả năng có thể.

Vận dụng

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 8 SGK Lịch sử 10

Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.

Phương pháp giải:

B1: Tìm kiếm trên internet với từ khóa: “Hà Nội nghìn năm văn hiến”, “Lược sử Hà Nội”, “Các công trình nghiên cứu khoa học về Hà Nội”,...

B2: Lựa chọn thông tin.

Lời giải chi tiết:

Để tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long, ta có các nguồn sử liệu sau:
- Sử liệu gốc: Là các dấu tích như cung điện, các di vật được tìm thấy tại khu vực khai quật và đang lưu trữ trong các bảo tàng như bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Lịch sử...
- Sử liệu thành văn: Thông qua các tài liệu sách, báo như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam trung đại, Đại cương lịch sử Việt Nam...các trang báo điện tử...
- Sử liệu truyền miệng: Các bài hát, hò vè, dân ca, cao dao về kinh đô Thăng Long.
=> Trong các nguồn sử liệu trên, những dấu tích của hoàng thành Thăng Long và những di vật đang được lưu giữ tại các bảo tàng là nguồn sử liệu quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất, bởi đó là nguồn sử liệu gắn trực tiếp với sự ra đời, hình thành, phát triển của kinh đô Thăng Long từ thời Lý cho đến ngày nay.